Chú thích C

A  B  C D  EG  H  IK  L  M  N  OQ  RS  T  UV XY Chú Thich PDF

cá chẻm

tên La Tinh: lates calcarifer, loại cá sông lớn, có thể đạt trọng lượng 4-5 kg, thịt ngon thuộc hạng nhứt của sông lớn miền Nam và Biển Hồ.

cá chốt

cá có râu, có ngạnh mang và ngạnh lưng (cá ba ngạnh), đa số chỉ lớn bằng ngón tay, cá chốt thuộc chi Mystus, trong vùng sông Cửu Long có các loại: cá chốt giấy, cá chốt sọc, cá chốt trắng, cá chốt cờ. Tên cá chốt có thể vay mượn từ tiếng Miên: Trey Kanchos.

cá hố

tên La tinh: trichiurus, một loại cá biển có thân dẹp dài, poisson sabre, ceinture, beltfish, Gürtelfisch .

ca na pé

ca na pé, ca-na-pê từ tiếng Pháp canapé: trường kỷ, loại ghế dài có thể thay đổi thành giường ngủ.

cá ngác

Thuộc chi plotosus, có 6 loại, có thể có thêm tên khác, là những loại cá có râu, có ngạnh mang và ngạnh lưng (cá 3 ngạnh), da láng, sống ở đáy sông, loại plotosus canius, nhiều nhứt ở các sông Miền Nam, có thể lớn quãng 6-7 kg,

ca nô

tiếng Pháp: canot, xuồng, xuồng máy

cá sủ

tên La tinh: otolithoides, một trong những loại cá lớn nhứt của sông lớn miền Nam, tương tự như vài loại cá biển, có thể đạt trọng lương trên 10 kg, người sành điệu treo trên khô 4-5 tiếng đồng hồ trước khi làm món ăn, món đặc biệt là cá sủ hấp.

cá úc

tên La tinh: chi Arius, cá có râu, có ngạnh mang và ngạnh lưng (cá ba ngạnh), trứng cá úc được xem là ngon hơn caviar. Cá úc có nhiều loại ở vùng nước ngọt và nước lợ như cá úc nghệ, cá úc chuột, cá úc dừa, cá út bông, cá út thép, cá út trắng, cá út sào, trọng lượng tùy loại quãng 0,2-0,4 kg. Ngoài ra còn một số loại cá úc ở biển.

cáiơ

nồi bằng đất, miệng rộng, thường dùng để kho thịt, cá

cầm bánh

cầm bánh lái: lái xe, điều khiển xe

cẩm lai

tên La tinh: dalbergia olivera, loại gỗ quý thuộc giống cây họ đậu, gỗ có hai màu, vàng và đỏ đậm, nối tiếp nhau.

 

Có thể cho màu gỗ rõ hơn:

 

cam nhông

tiếng Pháp camion: xe vận tải, xe tải

cẩm nhung

hay cẩm chướng, Latinh: Dianthus, Pháp: Oeillet,  Carnation, Đức: Nelken, ở Việt Nam thường có màu tím

can cập

dính líu, can hệ

cần lăng

cần thăng, càn thăng, cần lăng, cằn thăn: loại kiểng tương tợ như cây bùm sụm nhưng có gai, cần thăng và bùm sụm là hai loại kiểng thích ứng cho cắt tỉa, tên La tinh: feroniella lucida

cằn sảy

lượm lặt những của thừa thải, vụn vặt

cản thủ cản vĩ

cản đầu cản đuôi, ngăn chận

canapé

xin xem chữ ca na pé

cặp

1. kẹp, kết vách, kết lá làm nóc nhà gọi là lợp, kết lá làm vách gọi là cặp;

2. giáp nhau, sát nhau

cặp rằn

cặp rằng, cặp rằn, cọp rằn: do chữ “caporal”, quân hàm: hạ sĩ, cai. Vào đầu thời Pháp thuộc cặp rằn cũng được dùng trong dân sự: cai thợ

cà-ra-hoách

cravate, cà vạt

cát đằng

葛藤 =loại thảo mộc dây quấn thân cây khác, chỉ người đàn bà trông chờ sự che chở của người đàn ông: cát đằng dựa bóng tùng quân, tên La tinh: Thunbergia grandiflora Roxb 

cau lùn

một loại cau kiểng (Acera)

câu rê

một trong ba cách câu cá lóc: câu nhắp, câu thược và câu rê, điểm đặc biệt của cần câu thược và câu rê là có dây nhợ rất dài - phải dùng một tay quay miếng mồi lấy trớn để ném mồi - và cần câu có gắn nạng để kê lên bắp vế. Câu rê là kỹ thuật câu ở những nơi không có chướng ngại vật, câu nhắp là cách câu trong ruộng lúa, câu thược là cách câu những nơi có nhiều lùm cỏ hay lục bình…

câu tôm

một lối đánh bài

cạy

động tác lái ghe, xuồng để thay hướng, cạy: đổi hướng tay trái; bát: đổi hướng tay mặt (Anh ơi sóng gió liên miên/Ra công bát cạy cho thuyền tới nơi. CD)

cậy

mượn, nhờ, vay

cây cồng (còng)

cây thuộc họ cây đậu, trái chín có nhiều chất đường, là loại cây mọc rất nhiều ven sông rạch nhất là ở châu thổ sông Cửu Long. Tại Âu châu có nhiều vùng được trồng giống cùng chủng loại để chế biến ra đường, kẹo và rượu (cây Johannis), trên đảo Mallorca cây Johannis đứng vào hàng thứ 3 của cây công nghiệp

tên La tinh: Samanea saman

Cây cồng không mọc dưới nước, hình trên có thể hiểu lầm

Lá, bông và trái cồng (nhiều đường)

cây keo

thuộc họ cây đậu, thường trồng làm hàng rào, thân cây có gai, trái cong, lớn bằng trái me, khi chín hột có một lớp cơm màu trắng pha tím.

 

Lá và thân, gai cây keo Acacia greggii

Cây keo

Trái keo

cây ngâu

danh pháp khoa học Aglaia odorata, đồng nghĩa với Aglaia duperreana, là loại cây mộc dạng bụi nhỏ thuộc chi Gội (Aglaia), họ Xoan (Meliaceae) có cùng họ với cây xoan, lá nhỏ, hoa lấm tấm từng chùm, hương thơm, thường dùng để ướp trà. Chúng xuất hiện chủ yêu tại nam Trung Hoa và vùng Ðông Nam Á.

cây nọc

dụng cụ bằng gỗ dùng để cấy lúa ở vùng Tiền - Hậu- giang. Sử dụng cây nọc, công cấy có thể cấy đạt tốc độ rất cao so với kỹ thuật cấy tay không. Cây nọc cấy được tiếp nhận từ văn hóa Chân Lạp/Chăm vào thời khai hoang miền Nam, viện bảo tàng quốc gia TP HCM có trưng bày cây nọc của Chân Lạp và của Chăm. Cây nọc cấy đã trở thành biểu tượng cho văn hóa hội nhập của Nam Bộ .

Hình nọc vietbao.vn

Hình nọc Chân Lạp, bảo tàng TP HCM

cây sao cây dầu

hai loại cây thường được trồng ven đường cái hay trong khuôn viên chùa đình. Cây Sao không hẵn là một danh mộc nhưng rất hiếm, gỗ rất cứng có màu vàng lợt, thích ứng cho việc đóng ghe xuồng vì gỗ sao rất bền trong môi trường ngập nước;  cây dầu là loại cây mọc ở rừng miền Nam. Nhiều con đường của TP HCM còn những cây sao, cây dầu trên trăm tuổi. Xem  “ván dầu”, “dầu chai”, “dầu trong”. Ngày nay, ở Việt Nam ít được nói đến loại cây dầu nầy, tuy nhiên các loại dầu thu hoạch từ loại cây nầy vẫn còn giá trị kinh tế cao.  Trái của hai loại cây nầy có hai cánh, khi rơi xuống đất cánh quay như chong chóng.

Cây Dầu ở Ao Bà Om (Trà Vinh)

 

cây sộp

loại cây mọc ở châu thổ Cửu Long, lá bề ngang quãng 4 ngón tay, lá mọc từng chùm, vị chua chát nên lá non  thường dùng như rau ăn với bánh xèo hay mắm kho (đọt sộp)

cây sua đũa

giống cây họ đậu, hoa to đa số có màu trắng thường được dùng nấu canh, trái dài như chiếc đũa, nên được gọi là sua đũa hay so đũa 

Đa số có bông trắng

Chà Chetty

Chà Xã tri, Chà và. Chà=Chà và: âm của chữ Java, Chà và là người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngâm ngâm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manille, Phi Luật Tân); Chetty (Xã tri) là tên một giòng họ lớn mà cũng là tên một hiệp hội lớn của Ấn độ. Chà Chetty hay Chà Xã tri ở Việt Nam là những người Ấn độ nổi tiếng cho vay ăn lời cắt cổ.

Chà và

xin xem Chà Chetty

chác nghĩa

chuốc nghĩa, mang nghĩa, mang ơn

chà-gạt

sừng nai

châle

tiếng Pháp: khăn choàng cổ chống lạnh

cham bam

chàm ngoàm, ăn không gọn gàng thức ăn nằm nửa trong nửa ngoài

chầm ngầm

chầm vầm: vẻ mặt cau có, vẻ mặt tức giận

chằn hiêu

chàng hiu: một loại nhái, lưng màu sọc xanh-nâu

cháng

choáng

chằng

mở rộng, banh ra

chàng bạc

chèng bẹc, toang hoác: rộng quá mức

chằng chằng

không rời, không dứt (theo chằng chằng, rầy chằng chằng)

chành

chành, chành lúa: kho lúa thu mua

Chánh bố

Bố chánh 布政: tỉnh trưởng, chủ tịch tỉnh.

chao vao

chao dao: mất thần, hết linh động

chắp nối

cưới vợ hay lấy chồng kế sau khi người bạn đời đã chết

chắt lót

(chắt mót) nhín nhút, tiện tặn

Châu Thành

châu, trấn: đơn vị hành chánh thời Nguyễn. Châu(州): nguyên nghĩa là một vùng đất lấy núi và sông làm ranh giới, thời Nguyễn là đơn vị tương đương với tỉnh hay huyện; trấn (鎭): đơn vị gồm nhiều châu tương đương với khu ngày nay. Châu thành trong truyện chỉ thị trấn chính của huyện hay tỉnh. Về sau châu thành dùng gọi khu vực của một thị trấn, một thành phố như "Châu Thành Sài gòn-Chợ lớn"

chạy tờ

báo cáo

ché

đồ đựng bằng sành, sứ, thân tròn giữa phình to, miệng loe và có nắp đậy

chệc

chệc, chệt, chệch. Chệc: phát âm chữ „thúc“ theo giọng Triều châu, nghĩa là "chú", là người Hoa gốc Triều châu, về sau dùng gọi không phân biệt cho tất cả người Trung quốc, xem chữ "các chú", "khách trú"

chệc khách

chệc, chệt, chệch, xem chữ "chệc". Khách: khách trú, người Trung quốc được chúa Nguyễn cho phép cư trú. Chệc khách: từ ngữ gọi chung người Trung quốc. Khách cũng được người Quảng Đông dùng để gọi người Hẹ, khi người Hẹ di cư sang Quảng Đông. 

chíđể

đến đáy, đến cùng

chiếc đồng bánh ú

chiếc đồng: nữ trang đeo cổ tay, chế bằng hệ thống hợp kim vàng-đồng, nhưng luôn luôn được gọi là “đồng”; bánh ú: loại bánh nếp, có 2 loại bánh ú, bánh ú có nhưn gói bằng lá chuối và “bánh ú nước tro” gói bằng lá tre “Mạnh Tông”. Ở đầu truyện LTTM, HBC có nói tới bánh ú, đó là loại bánh có nhưn còn bánh ú ở đây là bánh ú nước tro. Nếp ngâm trong nước tro một đêm, để ráo nước. Sau khi gói và luộc chín, nhờ tác xúc của nước tro, những hột nếp khắn liền nhau như một loại bánh làm bằng bột, màu biến ra vàng vàng đỏ đỏ và trong lóng lánh. “Bánh ú” ở đây dùng tả màu của “chiếc đồng”, màu vàng-đỏ ánh của “bánh ú”

chiết

sẻ, chia (chất lỏng, cây giống)

chiết báng

phán đoán, chê bai nghiêm khắc

chim bỉm

không nói, không có ý kiến, nín thinh

chín bói

mới có vài trái chín, bắt đầu chín

chính chiên

chính chuyên

chỗ đó

gia đình đó

chợ Thủ

chợ Thủ Dầu Một: chợ Bình Dương

chớ vớ

chới với

chõi hỏi

thảnh mảnh, đỡ nhiều sau cơn bịnh

chói nước

bịnh lớn bụng vàng da

chơm bơm

rối, bù xù. Tía tôi lịch sự quá chừng, Cái lưng mốc thích cái đầu chơm bơm. CD

chớn chở

chán chở, chắn chở: lớn lao

chõng

loại giường, kiến trúc đơn giản

chồng

chồng, chồng bạc: đưa tiền, giao tiền mặt

chừ bự

thụng mặt khi giận

chư nghệ đại học

dịch từ tiếng Pháp: École Polytechnique, đại học bách khoa Paris

chưn vịt

bộ phận tuyền lực từ máy tàu sang nước

chưng hửng

ngạc nhiên, bất ngờ

chuối già

loại chuối có trái dài, ở Hậu giang có chuối già lùn, già cui (cao), già hương

chuối lá xiêm

chuối lá: loại chuối có lá không vị đắng, được dùng làm vật liệu gói bánh hay thực phẩm khác. Lá chuối già, chuối cau, chuối hột ... có vị chát đắng không dùng được. Chuối lá có hai loại ở miền Nam: chuối lá xiêm và chuối lá ta.

chuối nước

hoa kiểng đặc biệt ở miền Nam, lá rộng từ 10 tới 20 cm, dài 50-60 cm, hoa mọc từ nách lá có cuống quãng lớn 3-4 cm dài 50-60 cm, cuống mang một chùm 10 tới 30 hoa màu trắng như chùm hoa của cây chuối. Tên La tinh: crinum asiaticum L.

chuốt ngót

chải chuốt

tem thơ

có lươm có quành

vệt thẳng, vệt cong

cờ bắp

bông bắp có dạng giốnh cây cờ. Ngó qua đám bắp trổ cờ, đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông … (Ca dao)

cộ chà

cộ hoa, xe hoa của người "Chà Và", tức người Ân Ðộ, xin xem chữ "chà Chetty"

cỏ chi, cỏ lan

chi, lan (芝,蘭): hại loại cỏ thơm, hương hai loại hòa hợp nhau thành một mùi khoảng khoái, nghĩa bóng: đôi bạn thiết

có hằng có chấn

hằng: thường, chấn: phấn chấn, phấn khởi: có hằng có chấn: giọng nói có lúc bình thường, có lúc phấn khởi

cờ lay dơn

tiếng Pháp glaïeul (tiếng Đức: Gladiole/Schwertlilien): vong ưu thảo, một loại hoa thuộc họ huệ. Tên La tinh: gladiolus

cô thầy thuốc

vợ của một y sĩ

cóc nghiến răng

tiếng cóc kêu như tiếng người nghiến răng

cóc rác

cỏ rác, không xứng đáng

cóc-kèn

loại dây leo thuộc họ đậu mọc ở mé sông rạch, trái tròn dẹp quảng 3 cm, mỗi trái có một, đôi khi có hai hột. Tên La tinh Derris trifolia Lour.

(lá và trái cóc kèn)

cổi

cởi (cổi áo)

cội

gốc cây lớn: chim xa rừng thương cây nhớ cội

còm-mi

cò mi, cò, cẩm tiếng Pháp commissaire:

1. cán sự cao cấp hành chánh có trọn quyền quyết định;

2. cảnh sát/công an cấp cao

cỏn

con ấy

cộng chẩm đồng sàn

chung gối cùng giường

công nho

ngân quỹ công cộng

công phát, công mạ, công cấy, công gặt

bốn tử ngữ nói lên cách làm “ruộng phát”, một trong 4 cách làm ruộng ở miền Nam. Đó là ruộng cày, ruộng phát, ruộng tỉa và ruộng sạ.

(thêm dấu chấm và chữ đó để đúng văn phạm)

cỏ-nhác

tiếng Pháp cognac, tên của một loại rượu mạnh chế tạo từ giống nho.

cravate

cà vạt

cữ

làm cữ, kỳ, chu kỳ,  khoảng thời giờ đáo lại, cữ rét: bịnh sốt rét hành một cách có chu kỳ, có cữ: bị bịnh sốt rét

cụ bị

chuẩn bị (vật dụng)

cu li

cu li hay cu ly (tiếng Anh: cooly, tiếng Pháp: couli):

1. giai cấp thấp nhứt của người Ấn độ,

2. phu khuân vác ở Mỹ và ở các xứ thuộc địa

cừ ngạnh

cường ngạnh: cứng đầu, chống đối

cử tử

người đi thi cử: sĩ tử, thí sinh

cùng

khắp nơi

cùng quằng

giận lằm bằm, xấu nết, vùng vằng

cuộc

局: chia, phân khu. Cuộc đất: khu đất

cúp tóc

tiếng Pháp couper: cắt, cúp tóc: hớt tóc