Nguyễn Vy-Khanh

thế-kỷ tiểu-thuyết (01 02 03)

( http://www.hopluu.org/hl73/NGUYENVYKHANH.htm)

 H́nh thành của thể loại tiểu thuyết

Như đă tŕnh bày, thể loại tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đă bắt đầu cuối thế kỷ XIX ở miền Nam, nhưng có thể quá mới quá "Tây", nên đă không được tiếp nối ngay, mà phải 23 năm sau, năm 1910, mới có tập tiểu thuyết thứ hai được xuất bản : Hoàng Tố Anh Hàm Oan. Nguyễn Trọng Quản cô đơn khi muốn đem thể loại tiểu thuyết hiện đại đến với người đọc.

Các nhà viết văn học sử hai miền như Phan Cự Đệ (14), như Phạm Thế Ngũ (15) vẫn cho rằng để xây dựng nền tiểu thuyết mới và hiện đại, các nhà làm văn học ở nước ta thời b́nh minh chữ quốc ngữ đă phiên dịch tiểu thuyết Hán Nôm và tiếng Pháp ra quốc ngữ. Hiện tượng đó có thật, nhưng nên thêm rằng đă có những thử nghiệm của Nguyễn Trọng Quản với truyện Thầy Lazarô Phiền (1887) và Michel Tính với tự truyện Chồn Cáo Tự Sự (1910) (16). Họ tiếp theo con đường văn xuôi của những ghi chép lại truyện xưa tích cũ của Trương Vĩnh Kư (Chuyện Đời Xưa, 1866), của Huỳnh Tịnh Paulus Của (Chuyện Giải Buồn) và những bút kư như Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi (1879) của Trương Vĩnh Kư. Cùng những thử nghiệm tiểu thuyết bắt theo Nguyễn Trọng Quản của Trần Chánh Chiếu với Hoàng Tố Anh Hàm Oan (1910) và Hồ Biểu Chánh với U T́nh Lục (viết năm 1909 nhưng xuất bản vào 1913), một tiểu thuyết viết theo thể lục bát. Trong khung cảnh đó, ghi nhận sự đóng góp của các truyện dịch của Tàu như các truyện Chinh Đông Chinh Tây, Thuyết Đường, Phong Thần, các truyện kiếm hiệp, ở Bắc th́ có Tam Quốc Chí là tiểu thuyết dịch đầu tiên bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở Hà Nội (Phan Kế Bính, 1907), rồi những Đông Chu Liệt Quốc, Tây Sương Kư, Tái Sinh Duyên của Nguyễn Đỗ Mục đăng trên Đông Dương tạp chí và Trung Bắc Tân-văn, các bản dịch và phiên âm truyện Hán Nôm của ta như Vũ Trung Tùy Bút, Lĩnh Nam Chích Quái, Truyền Kỳ Mạn Lục, Việt Lam Xuân Thu. Cũng như ghi nhận công lao của các dịch giả dịch tác phẩm tiếng Pháp ra chữ quốc ngữ: Trương Minh Kư là người tiên phong với Truyện Phan Sa Diễn Ra Quốc Ngữ, 1884; Tê-Lê-Mác Phiêu Lưu Kư, .., Trần Chánh Chiếu kư Kỳ Lân Các dịch Tiền Căn Báo Hầu (Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas), sau đến Hồ Biểu Chánh với những phỏng dịch tài t́nh Vậy Mới Phải (1918, Le Cid), Chúa Tàu Kim Quy (1922, Comte de Monte-Cristo), Cay Đắng Mùi Đời (1923, Sans Famille của H. Malot), Ngọn Cỏ Gió Đùa (Les Misérables của Victor Hugo), tài t́nh v́ tác giả chỉ lấy cốt chuyện c̣n là sáng tác thuần Việt. Có tác giả như Trọng Khiêm (Kim Anh Lệ Sử) nói rơ chủ trương phối hợp Đông tây ngay ở đầu truyện: "Tôi viết bộ Kim Anh Lệ Sử này, có ư thử viết tham bác hai lối văn xem; các ngài đọc sách sẽ nhận ra rằng tuy bề ngoài có mượn lối văn Âu Tây, song bề trong vẫn phảng phất cái hồn luân lư của Việt Nam cố quốc ta vậy" (17).

Như vậy nếu nói về nguồn gốc, tiểu thuyết hiện đại đă bắt nguồn từ những truyện kư Lĩnh Nam Chích Quái, Truyền Kỳ Mạn Lục, những tiểu thuyết chữ Hán như Hoàng Lê Nhất Thống Chí, truyện kư dài như Thượng Kinh Kư Sự và cả những Vũ Trung Tùy Bút, Mai Đ́nh Mộng Kư,... Các truyện Nôm văn vần lục bát hay song thất lục bát đặc biệt riêng của Việt Nam như Trinh Thử, Truyện Trê Cóc, Truyện Song Tinh, Kiều, Lục Vân Tiên, ... đă không thể không có ảnh hưởng trên sự h́nh thành của thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Những ghi nhận nói trên giúp hiểu tại sao một số tiểu thuyết ở giai đoạn đầu đă chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp hoặc Trung-Hoa. Hoặc kết cấu, cốt truyện theo thứ tự thời gian, kết bao giờ cũng có hậu phù hợp luân lư lẽ thường, hoặc kỹ thuật, cách hành văn. Ảnh hưởng tiểu thuyết Trung-Hoa thấy ở nhiều tiểu thuyết chương hồi ở giai đoạn này như Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật! Tiểu thuyết thời đầu thường mở đầu mỗi chương với một hai câu thơ thâu tóm nội dung, như truyền thống truyện của Trung quốc. Ngay W. Scott vốn được xem là ông tổ của thể loại tiểu thuyết ở Âu châu, trong cuốn Ivanhoe (1819) gồm 44 chương, th́ mỗi chương cũng đều bắt đầu với những trích dẫn thơ cổ điển như Odyssee, Shakespeare, Webster, v.v. Đông-Tây gặp nhau trong tiểu thuyết?

Sự đóng góp quan trọng vẫn là yếu tố Việt Nam ở lối truyện kể dân gian đă từng phát triển với các truyện cổ tích và khôi hài cũng như qua ca dao tục ngữ. Ảnh hưởng này thấy rơ trong Con Nhà Nghèo, Ngọn Cỏ Gió Đùa,... của Hồ Biểu Chánh. Có thể nói các tiểu thuyết này của Hồ Biểu Chánh là một phát triển tự nhiên từ những truyện Lục Vân Tiên, Hậu Lục Vân Tiên hoặc những truyện thơ phát triển mạnh ở trong Nam. Về h́nh thức đă vậy, mà về nội dung, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và một số nhà văn tiền phong vẫn cố giữ yếu tố truyền thống dân tộc trong đó luân lư, phong hóa giữ một nhiệm vụ quan trọng. Hồ Biểu Chánh sau đó hiện đại hơn với Khóc Thầm, Tiền Bạc Bạc Tiền,... mà rồi những Trọng Khiêm, Vơ Liêm Sơn, Nguyễn Lân mới dấn bước hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Vào các giai đoạn sau, yếu tố dân tộc có hơi lu mờ. Nhưng với biến cố tháng 4-1975 đưa đến sinh thành văn học hải ngoại, yếu tố dân tộc h́nh thức cũng như nội dung sống động trở lại; dân tộc đồng hóa với bản vị, truyền thống, Việt tính, nét văn hóa đặc thù khi phải hội nhập với văn hóa các nước tạm dung. Thập niên đầu 1975-1985 thêm yếu tố bảo tồn văn hóa để đối đầu với văn hóa vong bản vô thần đang chiếm đoạt đất nước. Trong t́nh cảnh đó ra đời "mảng" văn học gọi là "miệt vườn" với những Nguyễn Văn Ba, Vơ Kỳ Điền, Hồ Trường An, Nguyễn Tấn Hưng,...

Nếu phải nói đến ảnh hưởng Pháp th́ có thể nói đến tiểu thuyết cổ điển và lăng mạn với sự ra đời của Tự Lực văn-đoàn. Rồi đến khuynh hướng hiện thực với các tác giả thuộc nhóm Tân Dân, ảnh hưởng chủ nghĩa xă hội, đệ tam quốc tế với nhóm Hàn Thuyên. Chủ nghĩa tự nhiên của E. Zola tác giả Thérèse Raquin, Rougon Macquart,... từng chứng minh tính di truyền thể chất con người ảnh hưởng quyết định đến cảm tính và tư duy con người ta, các nhân vật này chỉ đuổi theo những dục vọng cá nhân và thoả măn tư lợi, có thể t́m thấy ở Vũ Trọng Phụng. Cũng ảnh hưởng của Freud để giải thích tư tưởng và hành động của các nhân vật : ẩn ức sinh lư và hoàn cảnh đă như định mệnh con người không thể thay đổi, đă đưa đẩy những Thị Mịch trong Giông Tố, bà Phó Đoan trong Số Đỏ, Huyền trong Làm Đĩ đă hành động như theo bản năng! Ảnh hưởng chủ nghĩa siêu nhân của F. Nietzche qua Lê Văn Trương,... Khái Hưng trong Thanh Đức (1943, c̣n có tựa Băn Khoăn khi đăng báo) cũng đă đề cao triết lư sức mạnh: cái đẹp thuộc về những kẻ mạnh, giàu: "Sống là giầu, mạnh và đẹp. Sống là thắng, ở đời chỉ những người giầu mạnh và đẹp là đáng kể" (18). Và đẹp cũng hết c̣n là cái đẹp nghệ thuật, tự nhiên chủ đề của tiểu thuyết Đẹp xuất bản không lâu trước đó (xuất bản 1941, đăng báo Ngày Nay 1939-40), khi nói đến t́nh yêu giữa một họa sĩ, chú Nam, với Lan, con gái của người bạn.

Sau khi đất nước chia đôi, đến những ảnh hưởng của những trào lưu hậu chiến như hiện sinh và hiện tượng luận. Hiện sinh xuất phát từ thời đệ nhị thế chiến, ảnh hưởng từ Heidegger và K. Jaspers và nối tiếp tiểu thuyết về thân phận con người, khuynh hướng lớn mạnh từ khi Jean-Paul Sartre xuất bản La Nausée năm 1938 và coi như chấm dứt với Les Mandarins của Simone de Beauvoir năm I954. Các nhà văn thơ miền Nam thuộc nhóm Sáng Tạo, tạp chí Văn, Văn Học,.. phản ánh phần nào khuynh hướng tiểu thuyết này. Đời là phi lư, là hố thẳm không thể vượt qua v́ luôn hiện hữu giữa con người và thế giới, giữa khát vọng con người và sự bất lực của thế giới bên ngoài thoả măn cá nhân! Con người xa thần quyền, chỉ biết giá trị của hiện tại và thực tại, lo sống cho cá nhân và hôm nay (Bếp Lửa, Tuổi Nước Độc,..), đời sống th́ buồn tẻ mà cá nhân th́ xác thịt và cảm tính mạnh hơn (Bốn Mươi, Ṿng Tay Học Tṛ, Tôi Nh́n Tôi Trên Vách, Sám Hối,...). Truyền thống, phong hóa, ... bị rời xa, bị chế diễu, v́ phải hiện đại. Sáng Tạo chê bai Tự Lực văn-đoàn. Rồi ảnh hưởng của tiểu thuyết Hoa Kỳ cũng như J. Joyce và Kafka, tiểu thuyết của một thế hệ lạc lơng, nên chưa thất vọng đă chán chường!

Khuynh hướng tiểu thuyết về dấn thân và thân phận con người nổi từ thập niên 30 ở Pháp với André Malraux, Céline, Saint-Exupéry, Bernanos, Montherlant, Aragon,... Một thể loại tiểu thuyết không chấp nhận giải trí xuông, mà đánh động lư trí bằng cách đưa tới phạm trù bi đát của phận người. Nhân vật thường tiêu biểu cho một giá trị. Tiểu thuyết từ nay là một dấn thân, một nếp sống hoạt động. Céline, qua Voyage au bout de la nuit, chống chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chống người Mỹ,... Malraux, viết Les ConquérantsLa Condition humaine sau khi đă tham gia những cuộc cách mạng đẩm máu ở Trung-Hoa, trong rừng già Đế Thiên Đế Thích, t́m Đạo (La Voie royale), nhất là với L’Espoir , ông chống phát-xít, cổ vơ tự do. Với ông, tiểu thuyết hiện đại là "một phương tiện thích hợp nhất để nói đến cái bi đát, chứ không chỉ là một khám phá cá nhân". Sau Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, khuynh hướng tiểu thuyết dấn thân đậm nét văn học miền Nam từ giữa thập niên 1960 với những Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Nguyên Vũ,... trước khi trở thành phản chiến ở đầu thập niên 1970. Dấn thân tự do tŕnh bày, đem cái Tôi, cả trần truồng, trong một thế giới suy đồi, dù tự do, bên cạnh những đ̣i hỏi giá trị văn hóa hoặc ḷng tin. Văn chương thật sự phản kháng khi có đe dọa, bủa vây : Ngô Thế Vinh, Phan Nhật Nam,... Từ phản kháng, có những nhà văn đi đến đối đầu đ̣i lật đổ chế độ, sau rơ ra do chỉ thị chứ chẳng ḷng thành ǵ : Vũ Hạnh, Thế Nguyên, Trần Hữu Lục (Cách Một Gịng Sông),... Chúng tôi đă có dịp tổng kết "mảng" tiểu thuyết này trong một nhận định đă xuất bản, Bốn Mươi Năm Văn Học Chiến Tranh (1957-1997) (19).

Ở hải ngoại, như đă tŕnh bày, đă có những trăn trở thể hiện qua con chữ và kỹ thuật. Con người hôm nay, con vật tư duy, vẫn kiếm t́m chân lư và định nghĩa con người. Bản thể làm người nói chung, không biên giới, cái gạch nối giữa trời và đất. Con người sống cái thời của nó, sống hết bản ngă ḿnh. Và t́nh yêu, bi quan hay hy vọng. T́nh dục và ít t́nh yêu xen lẫn giữa những đường kiếm t́m.

 Tiểu thuyết Việt Nam

Hoàn cảnh văn hóa, lịch sử và địa lư của lănh thổ khiến người Việt Nam tiếp xúc và đón nhận nhiều ảnh hưởng khác nhau: bản xứ, Trung-Hoa, Âu Mỹ, cộng sản, Nga Xô,... Thành ra nếu tác phẩm phản ánh con người Việt Nam, nói lên tâm t́nh Việt Nam, đó là tiểu thuyết Việt Nam vậy! Gia tài văn hóa lịch sử, cộng thêm những văn hóa do cọ xát với ngoài, khác, nội dung Việt và h́nh thức hiện đại học ở người! Và rồi cái ǵ tồn tại với thời gian không thể không có căn bản dân tộc hoặc Việt Nam!

Nếu trong truyện cổ, huyền thoại, vai tṛ của cốt truyện và mục đích luân lư hay văn hóa là quan trọng, th́ ở thế kỷ XX, văn học Việt Nam khi hiện đại hoá đă đề cao vai tṛ của bút pháp, tác giả, nói chung là cá tính và tính độc đáo! Chính các truyện truyền-kỳ đă là cây cầu cần thiết để truyền thống trở thành hiện đại!

Mục đích của tiểu thuyết ban đầu có tính cách giáo dục, "văn dĩ tải đạo", ngay cả Tố Tâm cũng hàm ư muốn cảnh giác giới trẻ thời đại. Tiểu thuyết luận đề cũng không xa tính cách giáo dục. Tiểu thuyết sử thi lại càng có tính cách giáo dục nhưng là một thứ một chiều, không cho người ta tự chọn. "văn chương" ở đây phải bỏ cái "riêng" để lo cái "chung", phải phục vụ "nhân dân, tổ quốc", hữu ích cho "cách mạng" và chính sách của Đảng, của "tập thể", chủ nghĩa hiện thực xă hội, đường vinh quang dưới ngọn cờ của Đảng thay v́ dân tộc theo nhóm truyền thống, cá nhân theo nhóm lăng mạn hiện sinh, v.v.

Tiểu thuyết hiện đại có một nội dung dân tộc và liên tục gắn liền với truyền thống: tính lư tưởng, giáo dục quần chúng: Phan Bội Châu, Hồ Biểu Chánh, Trần Nhựt Thăng, Phú Đức, ... Khi xă hội đă đô thị hóa, hiện đại hóa, con người chân chất Việt Nam vẫn được đề cao trong tiểu thuyết của Khái Hưng, Thạch Lam, Trần Tiêu (Con Trâu, Sau Lũy Tre), Thanh Tịnh (Quê Mẹ),... Khái Hưng là một tổng hợp văn hóa của buổi giao thời nửa đầu thế kỷ, những quan sát tinh tế của ông để lại cho văn học những chân dung con người và xă hội thời đó. Sau ông là Nguyễn Tuân vớt vát qua tác phẩm những nhận chân, những nét, những nếp văn hóa của cựu thời đă hoặc đang trên đà mất mát. Việt Nam c̣n ở ngôn ngữ tiểu thuyết, tính chất quần chúng ở Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, ... Cái "hồn Việt Nam" đó vẫn sống, sau những thử nghiệm, hất hủi, ... vẫn khiến cho nhiều có những tác phẩm không bắt buộc phải nhận chịu ảnh hưởng của ai, một loại tổng hợp khôn ngoan hay hợp hoàn cảnh, thời đại - một loại Việt Nam c̣n lại chăng sau gần một thế kỷ?

 Các khuynh hướng chính

Ngoài thể loại lịch sử đă được dành một chương riêng, khuynh hướng trội bật của cả thế kỷ là tả thực và lăng mạn. Nói chung, Việt Nam ta không có trường phái tiểu thuyết riêng, chúng tôi đành phải dùng những quan niệm đối chiếu của văn học Tây phương.

Tả thực

Đối lại với tiểu thuyết hoang đường, tưởng tượng, là tiểu thuyết tả thực, đem xă hội và đời sống vào tác phẩm. 20 năm đầu thế kỷ trong tiểu thuyết đă có h́nh bóng và hành cử của những con người thời đại, như những nhà đại kinh doanh như Bạch Thái Bưởi, chủ máy xay, chủ hăng tàu thủy, thầu khoán, ... trong Kim Anh Lệ Sử và nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong các tiểu thuyết đầu đời, Hồ Biểu Chánh đă ghi lại cảnh sinh hoạt, đời sống và con người... của xă hội miền Nam sau thế chiến thứ nhất, từ chủ đến thợ, kư lục, nghệ sĩ giang hồ, me tây, gái điếm.... Xă hội miền Nam ở những nơi hẻo lánh như Cà Mau trong Ai Làm Được, rồi Mỹ Tho, ... đó là chưa kể đến Sài-G̣n, Chợ Lớn, ... Những người thấp kém, nghèo hèn, thấp cổ bé miệng trong Con Nhà Nghèo, Khóc Thầm, Cha Con Nghĩa Nặng,... Các tiểu thuyết sau đó ông tiếp tục vẽ lên tiểu thuyết chân dung xă hội miền Nam sau đó, đến những thập niên 1950. B́nh Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên,... sẽ tiếp nối ông về phương diện tả thực về đời sống các miền lục tỉnh. Đồng thời với Hồ Biểu Chánh có Lê Hoằng Mưu, chủ bút Lục Tỉnh Tân-văn, là nhà tiểu thuyết tả thực táo bạo, trước Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang,...với các truyện "huê t́nh" Hà Hương Phong Nguyệt (1915), Oán Hồng Quần (tức Phùng Kim Huê Ngoại Sử, 1920), nhất là với Người Bán Ngọc (1931), dù văn c̣n ảnh hưởng biền ngẫu và câu chuyện xảy ra ở Trung Hoa nhưng nhân vật và khung cảnh rất Việt Nam. Một câu chuyện t́nh cổ điển nhưng suy nghĩ, ngôn ngữ và hành cử của nhân vật cũng như cách diễn tả tiểu thuyết có tính thật của đời sống lúc bấy giờ. Người bán ngọc đây là Tô Thương Hậu giả phụ nữ bán ngọc để gần gũi và trở thành t́nh nhân của Hồ phu nhân "trửng mỡ" trong hai năm chồng đi buôn xa, trước là đồng t́nh luyến ái, sau trai gái thật khi Thương Hậu không cầm ḷng được đă để lộ cái "oan gia".

"Bởi vậy trước khi muốn xoan tay vịn nhành, người bán ngọc cuối xuống hun Hồ phu nhân thư y coi thức ngủ như thế nào. Thấy sao hun qua hun lại mấy phen mà Hồ phu nhân không hay, người mới làm giả ư kêu: Hồ phu nhân, Hồ phu nhân, kêu năm bẩy tiếng mà Hồ phu nhân cũng không cụt cựa. Giờ đă đến rồi, c̣n nghĩ sợ nỗi ǵ mà dùn dằn đơiï măi. Người bán ngọc bèn ...

Bổng nghe tiếng la hoảng :Ủa! Ủa! Ủa! Hay cho hiền nương! Ủa! Hay! Tưởng bây giờ là bao giờ. Rơ ràng mở mắt c̣n ngờ chiêm bao!

Từ đây, Hồ phu nhân cấm tuyệt bầy thể nữ ra vào..."(20). Hồ phu nhân muốn giữ riêng cho ḿnh! Cho đến thời tiểu thuyết này ra đời, chưa ai viết về đồng t́nh luyến ái, tác giả đă dài ḍng tả những cảnh mây mưa!

Nét tả thực dù sao vẫn luôn bàng bạc trong các tác phẩm thế kỷ XX, ngay cả Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán, ghi lại một số cảnh sinh sống hồi đầu thế kỷ, những thợ cày, thợ rèn, dân chài, tiểu thương bán nước mắm, bán rượu, danh ca xóm cô đầu, v.v. Trong thế giới tiểu thuyết của Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, ... cảnh đời hiện thực không thiếu. Nam Cao tỏ ra bậc thầy qua hai nhân vật Chí Phèo, Thị Nở đă hiện thực thành công: Thị Nở vẫn đầy nữ tính trong cái bề ngoài không thể tưởng tượng được, dù xấu như "một người đàn ông không đẹp trai" đă trên 30 mới biết đàn ông, biết cũng ra "biết" lắm, có diễn tiến văn hóa đàng hoàng - lúc đầu cưỡng chống như phong hoá vẫn bảo, nhưng rồi buông xuôi mà c̣n thích thú thoả măn, cười đập vào lưng Chí Phèo, nữ tính vĩnh cửu hăy c̣n! Chí Phèo trên 40, con người tha hoá không c̣n là người. Nhân cách đă lộ rơ ở biên giới con người và con thú!

Hiện thực cũng có dăm bảy hiện thực: hiện thực tả chân, hiện thực xă hội chủ nghĩa, hiện thực cách mạng, Hiện thực c̣n có phó sản tự nhiên: chủ nghĩa tự nhiên và văn khiêu dâm.

Nhà văn hiện thực xă hội chủ nghĩa được định nghĩa là kỹ sư tâm hồn của chế độ. Tiểu thuyết phải hoàn thành ba nhiệm vụ: miêu tả cuộc cách mạng xă hội chủ-nghĩa ở Bắc và Nam, miêu tả về vai tṛ và h́nh thành của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ, và "chiếu rọi áng sáng vào lớp mây mù của quá khứ ... lịch sử chống ngoại xâm" (21). Sóng Gầm, Vỡ Bờ,... thích hợp cho công tác của tiểu thuyết hiện thực xă hội, lịch sử dài ḍng cốt đề cao vai tṛ của Đảng, của nông nhân, công nhân,... Các nhà lư luận văn học Cộng sản thường đề cao những cái cho là thành quả. Thời đầu tiên khoảng 1950 đi theo tiêu hướng hiện thực xă hội chủ-nghĩa, kết hợp tính hiện thực và tính Đảng; được xem là thành công những Đaát Nước Đứng Lên của Nguyên Ngọc (1955), Xung Đột (tập 1, 1957) của Nguyễn Khải,... Đến khoảng thập niên 1970, Phan Cự Đệ đă reo vui tuyên bố "Bây giờ các nhân vật trong tiểu thuyết của chúng ta đều được đưa từ hoàn cảnh hẹp ra hoàn cảnh rộng, đều được thử thách trong gịng thác lớn của lịch sử và có những chuyển biến quan trọng trong tính cách theo những con đường độc đáo khác nhau" (22). Tự hào đó rồi sẽ biến mất, những nhà lư luận và văn nghệ của xă hội chủ-nghĩa thời Đổi mới sẽ giật ḿnh ra khỏi giấc Nam-kha. Trên tạp chí Văn Học (23) của Viện Văn Học Hà Nội đă đăng lại cuộc Hội thảo bàn tṛn năm 1989 về "văn học và hiện thực", các nhà lư thuyết văn học này đă mổ xẻ những đặc điểm điển h́nh, tính cách, biện chứng, sử thi, v.v. của "nền" văn nghệ xă hội chủ-nghĩa và đă đi đến một số đồng thuận như tính điển h́nh, tính nhân dân, tính Đảng,... đă giết chết sự độc đáo, đa dạng và giết luôn chủ-nghĩa nhân đạo - con người thật có xác có tâm hồn đă chết khô dưới ách nặng của sử thi và minh hoạ! Chính Phan Cự Đệ thời này đă đề nghị nên để nhà văn nói sự thật về cuộc sống để cứu xă hội và cứu văn học" (24).

Nay đă thấy rơ thất bại của tiểu thuyết hiện thực xă hội chủ nghĩa v́ quá đ̣i hỏi phải vừa hiện thực vừa chứa tính lư tưởng! Tỏ ra thiên kiến, cường điệu, giả tạo : Tô Hoài lănh lương để viết vẫn thất bại với Mười Năm Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ. Tỏ ra thua cả những tiểu thuyết hiện thực trước đó như Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt Đèn của Ngô Tất Tố. Trần Đăng Khoa trong Chân Dung Và Đối Thoại (25) đă ghi lại khá nhiều chi tiết về nền tiểu thuyết hiện thực này! G̣ theo đề tài tùy giai đoạn, chính sách, như nông thôn xây dựng hợp tác hoá, nông trường quốc doanh, văn học về vùng mỏ, đấu tranh giai cấp, tư tưởng giữa "ta và địch", đánh phá các tôn giáo v́ Cộng sản đă trở thành một tôn giáo với tổ chức chặt chẽ chi phối xác hồn mọi người, rồi công nghiệp hoá, nay là "tư bản" hóa ! Và thường trực có những "đội xếp văn nghệ", "chỉ điểm văn hóa" theo dơi người làm văn nghệ một chiều!

Đưa đến hiện thực sửa sai với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, ... Ngay trong thời kháng chiến, Đôi Mắt (1951?) của Nam Cao đă "phản động" chửi đổng kháng chiến kiểu Cộng sản, đưa mặt trái ra thành điển h́nh là vậy! Khi Tự Lực văn-đoàn đưa ra chủ nghĩa quốc gia cải lương, đề cao người tốt, bất kể giai cấp, người giàu cũng có thể tốt, làm việc cứu tế, mở trường học, phát thuốc cho người nghèo, v.v..., đă bị đối phương xem là ... phản động! Hiện thực mà đa dạng, độc đáo có thể đưa đến một văn học nhân đạo : Nam Cao, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn Huy Thiệp, ...

 Lăng mạn

Thời cựu trào, lăng mạn thường kín đáo (Cao Bá Quát), gián tiếp như khi nói về ái t́nh, người đẹp, tương tư (Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ,..), khi vịnh cảnh (Chu Mạnh Trinh,..), đến đầu thế kỷ XX cái lăng mạn trở nên cô dơn tột cùng, ủy mị với Tố Tâm, Đạm Thủy - trong một xă hội đang biến đổi. Lăng mạn thanh tao thuần tuư như mối đam mê của Lan và Ngọc trong Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, hết hoặc bớt ủy mị, bi thảm, ở đây đă có vai tṛ của ư thức, ư chí. "Yêu nhau trong linh hồn, trong lư tưởng": "Lan hai tay bưng mặt, nước mắt dàn dụa ướt cả vạt áo. Lan cố giữ tâm hồn lănh đạm, nhưng chỉ giữ được đến thế. Ngọc vội cúi xuống đỡ tay Lan, kêu van:

-Ngọc xin lỗi Lan. Đấy, Lan nghĩ xem, Lan có thể không yêu Ngọc được đâu. Cặp linh hồn ta như một điệu âm nhạc, không cảm động nhau sao được?

Dưới chân đồi, mấy đứa trẻ mục đồng cưỡi trâu về chuồng, cười đùa vui vẻ, trên cây trẩu, đàn chim sẻ đuổi nhau tiếng kêu chiếp chiếp.

rụng ! ..." (26)

Hay lăng mạn như "khách chinh phu" như Dũng, ... trong Đoạn Tuyệt mà Thế Lữ trong Giây Phút Chạnh Ḷng đă "đúc tượng" :"Năm năm theo tiếng gọi lên đường / Tóc lộng tơi bời gió bốn phương / Mấy lúc thẫn thờ trông trở lại / Để hồn mơ tới bạn quê hương". Đó là lăng mạn đấu tranh trữ t́nh của những người hùng, những thanh niên dấn thân làm cách mạng, c̣n người yêu chờ ở phố phường hậu phương. Hay t́nh Lan và chú Nam họa sĩ trong Đẹp của Khái Hưng "vẽ để vẽ... Được vẽ là đủ rồi, là chàng sung sướng rồi, chàng không cần phải hỏi và phải biết, vẽ để làm ǵ?". Cái đẹp như một tâm thức hoặc chỉ để nh́n ngắm! Riêng trong Đẹp, nhân vật đă trực tiếp nói chuyện, xưng hô "anh em". Và vào cuối giai đoạn văn học này, năm 1943, trong Thanh Đức, Khái Hưng đă đem vào văn chương những băn khoăn về t́nh yêu lẫn trong những âu lo cuộc sống mới đô thị. Đời sống của cha con Thanh Đức buông thả, hưởng thụ, trụy lạc. Nhân vật Cảnh đă ca ngợi t́nh yêu xác thịt, "Từ nay anh sẽ là hết thảy cái ǵ em muốn anh là... anh sẽ là một vật... một vật trong tay em..." (27).

Ở nửa sau của thế kỷ, hoài nghi đă xuất hiện trong t́nh yêu, trong thế giới tiểu thuyết của Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đ́nh Toàn, Túy Hồng,... Có thể nói đến một lăng mạn hiện sinh như tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng thời trước 1975?

Những người làm văn học xă hội chủ-nghĩa vẫn hay phân biệt tiểu thuyết hiện thực và lăng mạn xă hội chủ-nghĩa. Phan Cự Đệ từng thắc mắc nhân vật Phượng trong Vỡ Bờ của Nguyễn Đ́nh Thi là lăng mạn hay hiện thực tiểu thuyết (28). Nhưng rốt lại, nhất là nay, sau những reo ḥ "chiến thắng" và "xă hội chủ-nghĩa quá độ", tất cả thật ra chỉ là tiểu thuyết lăng mạn; ngay cả lư tưởng, đảng! Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn B́nh Phương,.. sẽ bỏ rơi mặt nạ ư thức hệ và tuyên truyền chủ nghĩa để vẽ lại những khuôn mặt người, nét lăng mạn có, nét hiện thực có! Nếu phải nói đến lăng mạn cách mạng và kháng chiến thật, phải trở lại những tiểu thuyết của một số tác giả Nam bộ như Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh, Lư Văn Sâm, ... trong khi lăng mạn cách mạng cộng sản th́ đă cường điệu lư tưởng hoá, minh họa!

Tiểu thuyết lăng mạn Tây phương đă ảnh hưởng đến tiểu thuyết Việt Nam nhưng vẫn có cái ǵ đó rất "nội hóa", "bản xứ", tâm lư t́nh cảm nhân vật riêng, nhân vật hoà đồng với thiên nhiên, ngoại giới ảnh hưởng đến tâm hồn - "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Những tiểu thuyết "lâm tuyền" hay đường rừng của Lan Khai, Tchya và Vũ Hạnh - lúc mới vào nghề viết, cũng là một loại tiểu thuyết lăng mạn?