TIỂU THUYẾT MIỀN NAM: HỒ BIỂU CHÁNH

 

Phạm Thế Ngũ

1. Sự tiến bộ của tiểu thuyết ở miền Nam.

Khoảng 1930, bốn, năm năm sau Tố Tâm và Quả Dưa Đỏ, tờ tuần báo Phụ nữ tân văn xuất bản ở Sài G̣n truyền ra ngoài Bắc giới thiệu với công chúng Bắc Hà một cây bút tiểu thuyết mới của miền Nam: Hồ Biểu Chánh. Thật ra Hồ Biểu Chánh là một nhà nho lớp cũ viết văn viết báo ngay từ những năm đầu thế kỷ, lại có tiểu thuyết lưu hành ở Sài G̣n ngay từ 1912, song chỉ từ khi tác phẩm của ông được đăng vào phụ nữ tân văn, ông mới được biết khắp trong nước và cây bút của ông từ đó cũng chuyển hẳn về tiểu thuyết.

Ngoài viết văn học sử chỉ chú mục vào sân khấu Bắc Hà đến nay có lẽ phải giật ḿnh quay thấy ḿnh chỉ để ư khám phá những bước đầu của thể tiểu thuyết Việt Nam ở văn học miền Bắc trong khi thể đó đă thành h́nh từ hồi nào ở miền Nam rồi. Phải chăng là một sự sai sót? Không phải. Không phải là văn học miền Nam đă đưa tiểu thuyết đến một cao độ nghệ thuật rồi, trong khi Phạm Quỳnh c̣n lẹt đẹt đi dạy cho văn gia miền Bắc tập tành sáng tác. Chúng ta đă thấy trong một giai đoạn dài mười mấy năm tờ Nam Phong đă phong hành và ngự trị khắp nơi. Bao nhiêu nhà văn nhà báo miền Nam: Đông Hồ, Trúc Hà, Trọng Khiêm đều đă kính cẩn học tập trong trường Nam Phong để viết văn quốc ngữ, để làm thơ và tiểu thuyết nữa. Hồ Biểu Chánh không phải là một biệt tài đi trước mấy người trên hoặc đi trước thời đại. Ông chỉ đi riêng con đường của ông, con đường tiểu thuyết, mà những tiểu thuyết của ông, dù ông vẫn tiếp tục viết và được đọc cho măi đến những ngày gần đây, cũng không đặt ông ra ngoài thời ḱ quốc văn thành lập, văn mới phôi thai. Nói thế có nghĩa là Hồ Biểu Chánh vẫn chỉ đứng trong thế hệ của ông, cái thế hệ cựu nho tập làm văn nghệ Tây phương hồi đầu thế kỷ này với công chúng ham mê tiểu thuyết Tầu đă làm cho loại này rất phồn thịnh ở miền Nam ngay từ khi mới có chữ quốc ngữ.

Dù sao ta cũng phải công nhận là ở một phương diện nào, thể tiểu thuyết đă đi bước trước ở miền Nam. Những nguyên do cũng dễ hiểu. Chữ quốc ngữ cũng như báo chí quốc văn đă có trước ở đây. Phong trào tiểu thuyết dịch đă chớm lên trước ở đây được công chúng - một công chúng dư giả tiền bạc hơn ở miền Bắc - nuôi dưỡng bành trướng rất mạnh. Các nhà vă tiền phong ở đây cũng là cựu nho cả song không quá bận tâm v́ những vấn đề học thuật như ở miền Bắc đă đầu theo sở thích công chúng, đem ng̣i bút phụng sự thể tiểu thuyết rất sớm. Cứ theo Hồ Biểu Chánh th́ cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong lục tỉnh là cuốn “Hoàng Tố Anh hàm oan” của cụ Trần Chánh Chiếu ra đời ngay từ 1910. Các cụ Nguyễn Chánh Sắc, Nguyễn An Khương, Trần Phong Sắt bấy giờ đều chuyên về dịch tiểu thuyết Tầu và thỉnh thoảng cũng có một sáng tác trên báo. Hồ Biểu Chánh năm 1906 ra trường nhận thấy “các ấn quán Sài G̣n đều t́m mượn người dịch chuyện Tầu và thơ chữ Nôm (tức là phiên âm chuyện Nôm) ra quốc ngữ đặng in mà bán và từ thành thị đến thôn quê nhân dân đua nhau mà đọc”, cho nên mới có ư kiến đi vào con đường làm truyện. Tuy nhiên khác các nhà nho trên, tác giả c̣n có Tây học nữa, cho nên ông đă sớm học tập tiểu thuyết Pháp rồi đem những khái niệm nghệ thuật mới châm chế với sở thích một công chúng trung lưu, tạo ra một lối tiểu thuyết có màu sắc riêng. Và ngay trước 1925, khi văn gia miền Bắc c̣n đang dè dặt tập tành, ông đă cho ra đời những tác phẩm tuy không đạt tới một tŕnh độ cao về nghệ thuật mới song đă có tất cả dáng dấp của một tiểu thuyết mới.

2. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh:

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông theo lời thuật của chính ông là cuốn Ai làm được, ông viết năm 1912 khi làm kư lục tại ṭa bố Cà Mau. Năm sau đổi lên Long Xuyên ông viết cuốn thứ nh́: Chúa tàu Kim qui. Tuy nhiên hai sáng tác này chỉ được biết đến từ năm 1923, là năm ông về Gia Định đem xuất bản rồi sáng tác liền liền, và cũng từ đó ông mới rơ tiếng tiểu thuyết gia.

Hai tiểu thuyết trên cũng như mấy tiểu thuyết khác nổi danh của ông trước năm 1928 đều phỏng theo cốt chuyện Tây. Ai làm đuợc mô phỏng cuốn André Cornelis của Paul Bourget, thuật chuyện một cô gái (Bạch Tuyết) nuôi chí báo thù cho mẹ, bị vợ bé của cha đầu độc. Chúa tàu Kim qui mô phỏng Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas thuật chuyện một thư sinh (Lê Thủ Nghĩa), bị một tên cường hào hăm hại, lại gặp tham quan đồng lơa nên phải tù oan, song nhờ được quen với một người khách trong tù, trối lại cho một kho vàng ở đảo Kim Qui (gần đảo Phú Quốc) nên sau thoát tù lẻn ra đảo lấy vàng, mua tàu, trở thành chúa tàu, rồi thi hành tất cả một chương tŕnh báo phục cho đến thành công. Cay đắng mùi đời mô phỏng rất sát Sans famille của Hector Malo, thuật chuyện lưu lạc của một đứa bé (thằng Được) con nhà giàu (con ông bà hội đồng Phan Thanh Nhàn), song bị vợ bé của cha âm mưu với chú đoạt gia tài, đem vứt bỏ ngay lúc sơ sinh, một người đàn bà nhà quê (chị Ba Thời) xí được đem về nuôi cho nó lớn lên, rồi trải qua lắm điều cay đắng, nó ḷ ṃ t́m ra được gốc gác cùng gia đ́nh. Ngọn cỏ gió đùa mô phỏng Les Misérables của Victor Hugo, thuật chuyện một người dân quê cùng khổ (Lê Văn Đó) về đời Gia Long Minh Mệnh, ăn cắp một tră cháo heo mà bị cả chục năm tù sinh ra oán ghét nhà giầu, bất măn với xă hội, nhưng nhờ sự đối xử phi thường của ḥa thượng Chánh Tâm mà giác ngộ từ bi, nghĩa nghiệp chướng, nên về sau đem cả cuộc đời ra làm hạnh phúc cho người khác - một thứ Jean Valjean Việt Nam vậy.

Có lẽ kể từ năm 1928, nhất là từ khi viết cho Phụ Nữ tân văn, Hồ Biểu Chánh mới có những cốt truyện thiệt là của ông. Thí dụ truyện Chút phận linh đinh [1]: y sĩ Lê Hiển Vinh tự ư kết hôn với Thu Vân, bị cha không nh́n nên bỏ miền Nam ra Bắc làm việc, rồi sang Pháp học bác sĩ, đi trên chuyến tàu bị Đức đánh đắm (giữa hồi nhất thế chiến). Thu Vân bơ vơ đưa con về Sài g̣n, bị bịnh hoạn, bị giựt gạt, cô khổ lênh đênh. Nhưng ông hội đồng Đạt (cha Hiển Vinh) hối hận nên mẹ con được chỗ nương tựa mà Hiển Vinh th́ chỉ bị “mắt kẹt” thôi chớ không chết, cho nên sau chiến tranh trở về để được cha tha thứ, được vợ đón tiếp và được thấy cả đứa con đầu ḷng đă mất tích từ 10 năm về trước.

Thí dụ truyện V́ nghĩa v́ t́nh [2]: (truyện đầu của ông đăng trên P.N.T.V.., 1929): Bác vật Lữ Trọng Quí đi ngoại t́nh với cô Lư Tố Nga là vợ thầy thông Xuân. Tố Nga v́ chồng đàng điếm hắt hủi nên cô đơn, phải sa ngă nhưng sau hối hận quá, tự tử. Mối t́nh của ông bác vật không chỉ hại Tố Nga mà c̣n hại ghê gớm gia đ́nh em trai Tố Nga là Lư Chánh Tâm, Chánh Tâm có vợ là Thái Cẩm Vân sinh được đứa con là Lư Chánh Hội. Cẩm Vân cảm thông mối t́nh của chị chồng, có bụng che chở cho nữa, nên bằng ḷng để Trọng Quí viết thơ cho Tố Nga đề tên ḿnh mà gởi. Một bức thơ tai hại ấy rơi vào tay Chánh Tâm, Chánh Tâm nghi vợ lấy trai, nghi thằng Hội là con hoang mới đem con cho một thằng ăn trộm đương đêm ẵm đi. Sau Chánh Tâm gặp Trọng Quư biết rơ sự thật, lại bị vợ trở lại dày ṿ, nên hối hận đến gần thành mất trí. Thằng Hội bơ vơ lưu lạc. Nhưng sau con gặp cha, vợ cũng ḥa với chồng. Cái tựa “V́ nghĩa v́ t́nh” tuy nhiên ở đây có lẽ nhằm vào một chi tiết khác, một nhân vật phụ của câu truyện. Đó là cô Năm Đào, góa phụ một con, em họ Trọng Quư, đă theo lời anh và cũng để chuộc lỗi cho anh, khéo đem lời lẽ dung nhan mà khêu ghẹo cho Chánh Tâm bớt nỗi sầu, khỏi nguy đến mạng, tuy nhiên đến lúc Cẩm Vân hàm ơn cứu chồng trong cơn mất trí, nằn ń để về với ḿnh làm chị em, th́ lại khước từ để giữ danh tiết, quả là "đàn bà biết làm đại nghĩa" và "dễ có mấy ai".

Thí dụ nữa truyện Cha con nghĩa nặng [3](cũng đăng ở P.N.T.V.1929): Trần Văn Sửu là một nông dân cần cù chất phác có vợ là Thị Lựu, gian xảo dâm đăng, với hai con là thằng Tư con Quyên. Vợ Sửu thông dâm với Hương hào Hội. Sửu bắt được đánh vợ không dè quá tay vợ chết. Sửu bỏ trốn đi biệt. Hai đứa con dựa vào ông ngoại song nhà nghèo quá, nên thằng Tư phải đi ở đợ cho một nhà giầu có ḷng tốt là bà Hương quản Tồn; con Quyên cũng được bà nuôi, chúng lớn lên đều có tư cách. Dân làng hầu như quên câu truyện nhơ nhớp ngày xưa, bà Hương quản định cưới con Quyên cho con trai bà là cậu  ba Giai. Hương giáo Cân cũng sắp gả con cho thằng Tư. Trần Văn Sửu bỗng dưng trở về sau 19 năm lẩn trốn, v́ nhớ con muốn gặp chúng. Cha vợ xua đuổi Sửu đi, sợ làm lỡ hạnh phúc chúng. Sửu cũng hy sinh bỏ đi, nhưng thằng Tư hay biết chạy níu cha lại. Rồi được con tŕu, rể cũng nh́n nữa, lại được ṭa tha, thế là một nhà xum hiệp.

Thí dụ nữa truyện Khóc thầm (cũng đăng ở P.N.T.V.1930): Cô Đoàn Thu Hà học sinh trường Nữ học đường vừa đỗ đíp lôm và brơ-vê về nhà nghỉ hè được cha (ông Hội đồng Chánh) gả cho Vĩnh Thái là một thanh niên du học Pháp về, đậu tú tài tây. Vĩnh Thái gian hiểm và đê tiện, miệng nói chuyện khai hóa quốc dân, thương xót đồng bào, song từ khi được ông Hội đồng đi vắng giao cho quản lư gia tài th́ áp dụng một chính sách lột da tá điền tá thổ. Sau y lại quyến rủ vợ một tá điền, bị nó đánh chết. Cô Thu Hà từ khi biết rơ tư cách chồng th́ chỉ c̣n có "khóc thầm". Cái chết của Vĩnh Thái đă giải thoát cho cô. Cô chán bọn đàn ông lẻo mép, và xin với cha sang Pháp học "để con mở rộng kiến thức, con luyện tập tài nghệ, chừng con học thành công rồi con sẽ trở về làm đàn ông mà lo việc khai hóa".

Đại để đó là sơ lược nội dung mấy cuốn tiểu thuyết chính của Hồ Biểu Chánh trước năm 1930. Về sau ông c̣n tiếp tục viết và với một nhịp đều, cho măi đến gần đây trước khi chết (1958) ông vẫn c̣n có tiểu thuyết ngắt kỳ đăng trên nhật báo, trước sau tính sổ ông viết được trên 60 tác phẩm, mà những tiểu thuyết về sau của ông cũng không có ǵ thay đổi cả, cốt truyện vẫn na ná như mấy cuốn ban đầu đă giới thiệu trên. Tất cả những tiểu thuyết của ông, trừ một hai cuốn như Nợ t́nh (1956) có chi tiết thời sự nhỏ nhặt, c̣n tất cả giá có đem đề năm 1930 hết cũng vẫn thích hợp. Ta vẫn thấy ở đó trước sau một thế giới nhân vật, một đường hướng sáng tác, những tánh cách chung về kỹ thuật và tư tưởng.

 

3. Tính cách chung về kỹ thuật.

A - Cốt truyện gay cấn.

Ở trên có nói trong khi văn gia miền Bắc c̣n dè dặt tập tành th́ ở miền Nam Hồ Biểu Chánh đă cho ra đời những tác phẩm có tất cả dáng dấp một tiểu thuyết. Cái dáng dấp muốn nói đó là trước hết ở cái cốt truyện tác giả đă có nhiều xảo nghệ dựng nên li kỳ, khít khao, hấp dẫn.

Khi ông đưa ra những nhân vật đam mê lầm lỗi rồi để cho thói mê nết xấu lôi cuốn họ vào bao sự rắc rối từ đó ông mới dần dần gở ra (như trong V́ nghĩa v́ t́nh, Con nhà giàu). Khi th́ ông đặt nhân vật vào một hoàn cảnh khắt khe tứ bề càng ngày càng thắt lại, khiến cho họ đi đến bĩ cực rồi dần dần ông mới giải cho (như trong Chút phận linh đinh, Mẹ ghẻ con ghẻ). Tiểu thuyết của ông khi đó thường có án mạng, có chết chóc, có kịch biến thê thảm. Song ông lại thường hay khuynh hướng về những câu truyện phiêu lưu, nhất là những trường hợp "ấu thơ lưu lạc niên thiếu phong trần". Ông khéo khai thác những trớ trêu số mạng, những tao ngộ của cuộc đời, để dệt nên một chuỗi biến cố ly kỳ. Đa số những tiểu thuyết nổi danh của ông đều thuộc về loại này (Chúa tàu Kim Qui, Cay đắng mùi đời, Lời thề trước miễu...)

Đọc Hồ Biểu Chánh, người đọc thấy bị lôi cuốn, bị kích thích, phải theo dơi, nhiều lúc phải hồi hộp. Ở tính cách gay cấn này, người ta nhận thấy một mặt ảnh hưởng của tiểu thuyết Tầu dịch khi ấy, kiếm hiệp hoặc thần kỳ, in ra ê hề cho một công chúng chỉ đi t́m câu chuyện ly kỳ, mà tác giả muốn thỏa măn, mặt khác ảnh hưởng của tiểu thuyết phiêu lưu hoặc ái t́nh của Pháp mà tác giả đă bắt đầu mô phỏng rồi cứ theo đường lối ấy mà dựng truyện. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tầu c̣n rơ hơn ở một điều nữa là cái sáo "lưu lạc, đoàn viên" người ta thấy có trong tất cả các chuyện của Hồ Biểu Chánh. Cả những chuyện có án mạng thê thảm đi vào tang tóc u sầu rồi cũng thoát ra bằng một lối giải đẹp đẽ, kẻ ác phải tội, người thiện được phúc, người ta tha thứ hoặc người ta tỉnh ngộ, rồi sum hợp đoàn viên. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Tây c̣n rơ hơn ở một điểm là tác giả không những chỉ nghĩ ra t́nh tiết mà c̣n biết trang trải ra thiên ra chương, dàn xếp cho có thắt nút có giải kết, cho trước sau hồi cố, giữ lấy cái vẻ thật, đem cả sự thật ở xă hội xung quanh vào chớ không phải chỉ tŕnh bày một mớ sự việc hoang đường hay xảy ra ở tận đâu đâu.

B - Thuật chuyện chơn chất.

Tuy nhiên, trong cách thuật chuyện, tác giả c̣n giữ nhiều phong vị chân phương chất phác của một nhà văn cổ chưa sành với những thuật biến báo để gây hứng thú. Về cách giới thiệu nhân vật, bao giờ ông cũng bắt đầu chuyện bằng một xen mở màn để rồi "khai lư lịch" nhân vật. Trong V́ nghĩa, v́ t́nh th́: "Thằng nhỏ nầy tên nó là Lư Chánh Hội, cha nó là Lư Chánh Tâm, mẹ nó là Thái Cẩm Vân. C̣n người đàn ông với người đàn bà nầy là hai vợ chồng, chồng tên Tư Cu, vợ tên Tư Tiền, vợ chồng thuở nay không có con, có 20 sào đất với một cái nhà tranh ở cuối xóm Chí Ḥa...". Trong Cha con nghĩa nặng th́: "Trần văn Sửu gốc ở làng Trung Thạch thuộc về tỉnh Vĩnh Long, cha hồi trước... Hương thị Tào nhà ở Giồng Ké cũng thuộc làng Trung Nghĩa, có một đứa con gái tên là Nguyễn thị Lựu..." Trong Cay đắng mùi đời th́: Người đàn bà nầy tên là Lê thị Thời, có một người anh thứ hai tên là Lê văn Tiết, chị ta nhằm thứ ba nên kêu là Ba Thời..."

Đến cách nối tiếp câu chuyện có khi thật là thật thà như trong Cha con nghĩa nặng: "Đó trong khoảng mấy năm đă qua rồi chuyện thằng Tư chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Bây giờ lại đến chuyện con Quyên...". Trong việc tả khung cảnh, thuật động tác nhân vật, là công việc chính yếu và thường xuyên trong mỗi trang truyện, tác giả thường làm một cách chậm răi, suông đuột, vụng về. Hăy đọc một đoạn bất chừng trong Cay đắng mùi đời:

"Thằng Được không muốn ăn chút nào, ngặt nó sợ con Liên đói nên cực chẳng đă phải ăn. Vô nhà bếp nó thấy năm sáu tên bạn đương ngồi ăn cơm. Người đàn bà lấy chén đũa đưa cho hai đứa rồi biểu lên ghế ngồi mà ăn. Ăn cơm rồi người ấy lại biểu xách đồ đem lên ván đằng sau rồi vô đó nằm mà ngủ... Đến sáng thằng Được kêu con Liên dậy rồi biểu nhỏ sửa soạn mà đi. Con Liên gật đầu rồi kiểm điểm đồ đạc. Thằng Được nghe ông Hội đồng nói om ṣm trên nhà nó mới lên thưa với ông mà đi. Ông ừ lặng thinh chớ không thèm hỏi đi đâu nữa..."

Cứ một câu văn độc điệu tẻ nhạt như vậy mà kéo dài hoài. Nhiều khi ta có cảm tưởng như tác giả lẩn mẩn ḷ ṃ, lần hết nấc nọ đến nấc kia sợi dây câu chuyện. Hay như kiểu ấu học tác văn, tả một cái cây, qua rễ rồi đến thân, hết thân rồi đến cành, hết cành rồi đến ngọn nhất định không  bỏ sót một chỗ nào cả. Hay nói đúng hơn như kiểu một ông già kể chuyện đời xưa, vẫn lấy giọng chủ quan mà thuật chứ không chịu giấu ḿnh đi để cho nhân vật cử động, nghĩ ngợi, nói năng.

Đến những chỗ đối thoại có thể làm cho linh hoạt câu truyện th́ tác giả thường mắc cái tật không chịu lựa chọn, không biết tiết chế. Có khi ông để hai ba trang giấy cho mấy đứa con nít nói chán chê với nhau những điều ḷng tḥng nhàm tai. Trong V́ nghĩa v́ t́nh có mấy trang ở chương nói về đời sống thằng Hội ở với vợ chồng Tư Cu, tác giả học đ̣i lối tả chân đă để cho mấy người hạ cấp chửi bới nhau và chép vào truyện đủ điều nhảm nhí, câu văng tục chửi thề. Những khuyết điểm trên tuy không phải hằng có ở Hồ Biểu Chánh song đă khiến cho nhiều tác phẩm của ông giảm cả giá trị nghệ thuật.

4. Bức tranh xă hội miền Nam.

Đọc Hồ Biểu Chánh ngày nay chúng ta thấy một cái thú khác, cái thú được sống lại một thời tuy cách đây không xa mà có vẻ xưa lắm. Trong các tác phẩm trên và trong vô số tác phẩm về sau nữa, ông đă có công đem cặp mắt lịch lăm, cây viết chu trí, mà ghi lại bức tranh của cả một xă hội đương thời, cái xă hội miền Nam thành h́nh sau ngày Tây sang giữ măi nền nếp cho đến những ngày tiền chiến. Trước hết làm phông cho cái xă hội ấy là đất nước miền Nam, quang cảnh từ tỉnh thành về ruộng rẫy. Trong các tiểu thuyết của ông, những việc ông thuật kể diễn ra rải rác từ núi Bà Đen đến đảo Kim Qui, từ những giồng trảng miền Đông xuống đến những kinh rạch miền Tây, song ông thường ưa hơn khu vực ở giữa, các tỉnh G̣ Công, Vĩnh Long, Cần thơ, các quận Càn Long, Ô Môn, Vũng Liêm, nơi ông từng làm việc quan lâu năm và biết rơ đồng đất, người ngợm. Nhất là châu thành Sài G̣n Chợ Lớn hiến cho ông lắm tấn tuồng vân cẩu ly kỳ. Trong những khung cảnh bác tạp ấy, ông đưa ra đủ loại nhân vật, khoác cho một dung mạo, một tính t́nh, những thói quen và phong tục, thường đều là đánh dấu một thời đại cả.

Ở thành thị tân tiến th́ đây ông bác vật Lữ Trọng Quí (V́ nghĩa v́ t́nh), ông quan thầy y sĩ Lê Hiển Vinh (Chút phận linh đinh), ông tấn sĩ Thái Duy Cang (Ông Cử), tú tài Vĩnh Thái (Khóc Thầm) đều là hạng trí thức "retour de France" hay "de Hanoi", sinh ra để phối hợp với những cô nữ sinh Nữ học đường hoặc Nhà Trắng như Tố Nga, Thu Vân, Minh Nguyệt, Thu Hà,... Bán tỉnh bán quê, trộng tuổi hơn, sinh ra để làm cha làm chú hạng trên th́ có ông cai tổng, ông phủ, ông hội đồng, nhất là ông hội đồng có mặt trong hầu hết các truyện của Hồ Biểu Chánh. Xuống dưới một bậc th́ ở chợ có các thầy thông thầy kí, ở quê các ông hương cả, hương chủ, hương thân, hương quản... Xuống dưới một bậc nữa là lớp người nhỏ bé. Ở chợ bọn thợ thuyền lao động tụ tập ở đất Hộ, chợ Chí Ḥa, chợ Xă Tài. Ở quê th́ dân cày, dân lưới, tá thổ tá điền. Ra ngoài nữa tạp nhạp: chà-và, chetty, khách trú lấy An Nam, thổ miên làm rẫy. Nhưng hạng người ấy đều có đủ tính t́nh hiền ác cao thấp. Bộc trực ngang tàng như Trọng Quư, giả dối đê hèn như Vĩnh Thái tuy đều là trí thức tân học cả. Phụ nữ truyền thống, biết giữ tiết nghĩa danh dự, ai hơn cô Năm Đào (V́ nghĩa v́ t́nh), cô ba Mạnh (Nhà giầu [4]). Trái lại đàn bà hư đốn đến như Thị Lựu (Cha con nghĩa nặng) là cùng, "ăn no xách đít đi chơi hoài c̣n sanh sứa lấy trai nữa. Hễ ai nói chạm th́ chửi tướp trên đầu người ta".

Tính t́nh con người có lẽ ít đổi nhưng cái quang cảnh đất nước, những phong tục xă hội mà Hồ Biểu Chánh vẽ ra trong các tác phẩm của ông bấy lâu nay th́ đă thay nhiều. Miền Nam chúng ta những năm gần đây mang hia bảy dặm, vùn vụt tiến hóa. Sài G̣n bin-đinh ngất trời, xe hơi chật đất. C̣n ai biết tới cái Sài G̣n trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh với nhà bánh ếch với cái xe kéo, xe tiếng, cái Sài G̣n mà "chị Tư Tiền ở đất Hộ cứ khuya th́ gánh cá ra đón xe lửa G̣ Vấp mà đi qua chợ Bến Thành xuống cầu Ông Lănh". C̣n sao được tới cái gia tư của các ông cai tổng, các ông hội đồng, vào pḥng khách ngắm những bàn thờ cẩn ốc xà cừ chùi bóng láng, ra sân xem những lẫm lúa cao chứa hàng muôn dạ [5]. Ai muốn biết các thầy thông kư  1930 ăn mặc như thế nào, hăy ngắm đây các thầy trong ṭa bố Cần Thơ "kẻ trước người sau lần lượt ra cửa mà về, già th́ bịt khăn đen, trẻ th́ đội nón, song người nào cũng mặc áo dài mang giày Tây, nơi cánh tay lại có máng một cây dù đen hoặc trắng". (Bỏ vợ). Đây là chân dung một ông lăo nhà quê, hương quản hay bồi bái ǵ đó "áo quảng đông lụa tam công, quần lănh đen mới đầu trần mà đầu có tóc, tay cầm một cây dù máy vải đen, chơn mang một đôi giày hàm ếch da láng, râu le the mấy sợi, miệng ngậm trầu bô bô". (V́ nghĩa v́ t́nh). Và để nhớ lại cái mốt  phụ nữ một thời dĩ văng, chúng ta hăy cùng ngó cô hai Hẩu đây: "Mặc áo thượng hải màu da trời bông b́nh bạc, bận quần cẩm nhung trắng may lưng màu đọt chuối, đầu đội khăn màu trứng gà, chơn mang giày cườm thêu nhung đỏ, cổ đeo một sợi giây chuyền nhỏ mà mề đay dông nhận hột xoàn lớn, bàn tay trái đeo một bộ cà rá, cườm tay mặt đeo chiếc ṿng nhận hột xoàn, một tay xách bóp, một tay cầm khăn mu soa, cô bước xuống xe rồi xâm xâm đi vô nhà" (Nhà giầu). Người đọc ngó kỹ trong thế giới Hồ Biểu Chánh tất nhiên c̣n thấy nhiều h́nh ảnh khác về xă hội miền Nam trước đây, có thể thấy đủ để làm một luận án phong phú về vấn đề này.

5. Nhà văn đạo lư.

Một điều khác biểu hiện qua tất cả các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là cái khuynh hướng giáo huấn của tác giả. Các truyện bao giờ cũng có tính cách xây dựng, lư tưởng. Truyện lưu lạc trẻ em đưa đến sum hiệp đoàn viên. Truyện người lớn báo phục đưa đến ơn trả nợ đền. Nếu có những nhân vật tội lỗi th́ họ phải bị trừng phạt bởi vận trời, bởi ṭa án hay bởi bàn tay nhân vật khác. Nếu không th́ họ cũng phải đi đến tỉnh ngộ, sám hối, đi tu hay tự tử. Những kẻ ăn ở theo thói trâu chó như Thị Lựu, Vĩnh Thái phải chết. Những kẻ tham phú phụ bần đi "bỏ vợ, bỏ chồng" rồi kết cục không ra sao cả. Trái lại những kẻ có ḷng dù vất vả gian lao song rút cuộc đều được an vui hạnh phúc. Tác giả diễn ra những tấn tuồng cảnh như thế, đôi khi ông c̣n can thiệp vào, dừng mạch truyện lại để giảng giải, phát biểu cái luân lư của ḿnh. Cái luân lư ấy hẳn nhiên là cái luân lư nho gia truyền thống, cha lành con thảo, vợ chồng chung thủy, ra ngoài đời th́ trọng nghĩa khinh tài, siêu lên cao th́ kính trời thuận mệnh. Hồ Biểu Chánh cũng như các nhà văn miền Bắc đồng thời, quan niệm làm văn nghệ là  để bồi đắp cho thế đạo nhân tâm. Nguyễn Bá Học khuyên học tṛ nên mạo hiểm nên có chí khí th́ Hồ Biểu Chánh đưa thiếu niên vào trường lưu lạc để cho chúng nếm trải "cay đắng mùi đời", bởi v́ có từng cay đắng mùi đời mới khôn ngoan hiểu biết, mới dễ thương người, mới có ḷng quảng bác, biết trọng nghĩa khinh tài. Nguyễn Bá Học ngán cho cái thị dục người đời, phải lên tiếng khuyên răn th́ Hồ Biểu Chánh cũng hết sức đả kích thói tham lam du đảng phá hoại cang thường. Đôi khi ta c̣n thấy cùng những ư nghĩ tân tiến hơn đối với quốc gia xă hội, như cái chương tŕnh khai hóa quốc dân chấn hưng kinh tế, mà cả hai cùng có ư muốn trông vào lớp thanh niên tân học để thực hiện (Khóc thầm).

Tóm lại Hồ Biểu Chánh mặc dù sớm học chữ Tây và sở đắc về nho học không được sâu, song lớn lên trong một xă hội c̣n thở hút không khí nho giáo lại giao tiếp thường với các bậc cựu học cuối cùng lúc bấy giờ, cho nên đă có tất cả tư tưởng của một nhà nho và ông sáng tác trong cái ư thức hệ nho gia ấy. Điều này rất quan trọng để tránh vài nhận định sai lầm về ông. Bởi v́ trong nhiều tiểu thuyết ông có đưa ra những người cùng khổ, đề cập vấn đề giàu nghèo, song không phải ông có tư tưởng tranh đấu xă hội. Kẻ giầu nên thương hại người nghèo, bố thí cho người nghèo để phúc. Song người nghèo không có quyền đ̣i hỏi. Vả chăng giầu nghèo là do số phận. Đôi khi tác giả lại mượn cả đạo Phật để giải quyết. Lê văn Đỏ ăn cắp một tră cháo heo mà bị 10 năm tù, bị xă hội hất hủi, chẳng nên oán xă hội mà cũng không được giận trời phật. Đó chẳng qua là cái nghiệp chướng trần gian. "Họ giàu sang rồi làm ǵ? Chú em nghèo hèn rồi hại ǵ? Bần đạo khuyên chú em đừng thèm kể việc trần tục, cứ giữ trí thanh tịnh, cứ giữ ḷng từ bi, ai hung bạo giả dối mặc ai, ḿnh lao tâm khổ xác đừng kể, hễ chú em làm được như vậy th́ tự nhiên hết oán trách nữa" (Ngọn cỏ gió đùa).

Đọc một vài tiểu thuyết khác như Chút phận linh đinh, thoạt đọc người ta tưởng như tác giả đặt ra ở đây vấn đề xung đột giữa cá nhân và gia đ́nh. Nhưng thật ra không. Lê Hiển Vinh và Thu Vân tự do kết hôn bất chấp cha mẹ, nhưng không phải họ có ư muốn làm những chiến sĩ tranh thủ cho tự do cá nhân (như Loan và Dũng sau này). Họ chỉ ĺa xa gia đ́nh đủ để cho có chuyện linh đinh thôi, rồi sau lại trở về làm con thảo dâu hiền. Nói chung cả lớp người trí thức tân học trẻ trung này hiện ra rất sơ sài hời hợt trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Có lẽ v́ thuộc vào một tuổi tác, một đào tạo khác, nên ông không bước được vào tâm tư của họ. Những bác vật Trọng Quư, tấn sĩ Duy Cang, tú tài Chánh Tâm, Vĩnh Thái... được ông vơ vào chẳng qua như những con người h́nh nộm cho những tấn tuồng li hợp bi hoan của ông mà thôi.

Sau 1932, ở Hà Nội, nhóm Tự lực đưa vào tiểu thuyết tấn kịch gay gắt giữa cá nhân và gia đ́nh. Ở Sài G̣n báo chí tung ra những tiếng kêu tranh đấu giai cấp. Song Hồ Biểu Chánh vẫn tiếp tục đi trong cái thế giới hiền ḥa của ông, tạo ra những nhân vật đạo đức giản dị, những câu chuyện cảnh thế xây dựng. Thủy chung ông vẫn là Hồ Biểu Chánh của lớp văn gia cựu nho trước năm 1930.

6. Văn Hồ Biểu Chánh.

"Có nhiều khi canh khuya tṛ chuyện, có nhiều lúc dưới cội nh́n nhau, trai bát ngát ḷng vàng, gái ngẩn ngơ dạ ngọc, sóng t́nh dồn dập, biển ái mêng mông, chàng không thể dằn ḷng được nên muốn mở miệng ép liễu nài hoa...."

Văn Song An chăng? Văn Đông Hồ chăng? Không chính là văn Hồ Biểu Chánh đó (V́ nghĩa v́ t́nh). Ta nên nhớ là ông đă từng làm thi viết tuồng , g̣ câu thơ vế đối trong cái thẩm thức chung của phái văn gia nho sĩ buổi này. Tuy nhiên ở tiểu thuyết của ông, lối làm văn như trên chỉ xuất hiện thưa thoáng làm những trang trí chừng mực. Khác với Đông Hồ chăm chỉ học tập quốc văn ở Nam Phong, Hồ Biểu Chánh đă tự tạo lấy một lối văn tiểu thuyết trong đó bên cạnh những di tích nhịp điệu và từ ngữ văn Nôm xưa, ông c̣n có đem vào một phần rất quan trọng và mới mẻ là giọng nói tự nhiên suôn đuột tiếng nói phổ thông quê mùa của dân chúng miền Nam. Điều này khiến cho tiểu thuyết của ông khi mới truyền ra Bắc cùng với Phụ nữ Tân văn rất khó đọc. Nhưng về sau khi quốc văn phát triển, Nam Bắc khai thông, người Bắc đọc thêm nhiều báo chí từ Nam đưa ra, nhiều người lại tự thân lịch duyệt bắc nam, cái trở lực tiếng địa phương không c̣n nữa, người ta mới bắt đầu thưởng thức ông. Người ta nhận thấy cái phần tiếng địa phương ấy không có là bao. Nó chỉ bao gồm cốt yếu một số tĩnh tự trạng tự tạo ra theo cái định luật "kết tạo bằng âm thanh" như ta đă phân tích ở thiên Dẫn nhập văn Nôm lịch triều. Những tiếng ấy thành h́nh trong ngôn ngữ tự nhiên của người Việt miền Nam theo cái t́nh thần cố hữu của tiếng Việt, được Hồ Biểu Chánh dung nạp trong tiểu thuyết của ông, thật ra không nhiều lắm, ta có thể chịu khó lập lấy một danh sách (có lẽ chỉ độ trăm chữ thôi) để t́m hiểu và làm quen với: ríu ríu, bương bả, nong nả, bải buôi, sơ sịa... ngó mông, nín khe, la bơ hơ bài hăi, khóc rấm rứt, cười ngỏn ngoẽn, đi sẩn bẩn, đứng sớ rớ... lạ hoắc, dễ ẹt, tươi rói, buồn hiu, buồn so, buồn nghiến... Những tiếng này chừng nào ta đă hiểu nghĩa, đă làm quen với, đă thấy đồng bào miền Nam sử dụng một cách vô cùng dung dị, ta mới thấy nó cũng có mầu có vị, có giá trị biểu tả linh hoạt như những tiếng đă có từ trước trong văn Nôm nho gia: buồn tênh, vắng teo, khóc xụt xùi, cười mủm mỉm, đi loanh quanh, đứng tần ngần.

Có thể nói cái phần tiếng biểu tả bằng âm thanh này chính là một đặc sắc Hồ Biểu Chánh đem vào cho câu quốc văn miền Nam. Ở tiểu thuyết ông, nhất là những đoạn tả cảnh tả người ta thấy một lối văn cụ thể họa h́nh, rậm rựt những âm thanh, sắc thái và cử động. Thí dụ: "Gần hết nữa canh năm, hướng đông sao mai đă ló mọc. Bầu trời rựng sáng nên chỗ đen đen chỗ đỏ đỏ, mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô... Mấy cái nhà ở dọc theo hai bên lộ c̣n ngủ nên cảnh vật im ĺm, duy chỉ có một cỗ xe ḅ chở rau cải khoai đậu, ở trên miệt Bà Quẹo thủng thẳng đi xuống, cặp ḅ na nẩn, lồng đèn leo heo, chuông khua leng keng, bánh xe lét két" (V́ nghĩa v́ t́nh)  - "Giờ nầy thợ thầy đều vô sở làm hết rồi, nên ngoài đường bớt náo nhiệt, chỉ có con nít đứng chơi trước cửa, đàn bà đi lơ thơ ít người, xe kéo hạ gọng ngồi nói khào, đầu trên xe cà rem rung chuông keng leng, đầu dưới chệc để gánh ḿ gơ sanh cắc cụp" (Lời thề trước miễu).

Bút pháp mô tả như trên đôi khi c̣n vết tích giản ước lư tưởng của văn Nôm xưa, song đă tiến vào lănh vực hiện thực nhiều. Ngoài ra câu văn Hồ Biểu Chánh nói chung giản dị, ngắn gọn, nhất là ở chỗ thuật việc và đối thoại, giọng thường suôn đuột, in hệt cách nói cửa miệng b́nh dân, nên dễ học dễ hiểu, thêm vào những khuynh hướng về nội dung như trên, nên đă khiến tiểu thuyết của ông rất được thưởng thức ở giới b́nh dân và phụ nữ.

---------------------------------

Nguồn:  Việt Nam văn học giản ước Tân biên”- Phạm Thế Ngũ- NXB Quốc học tùng thư- năm 1965

 

©2006 hobieuchanh.com

 

 



[1] phóng tác từ “En famille” của Hector Malot. BBT

[2] phóng tác từ tác phẩm “Fanfan et Claudinet” của Pierre Decourcelle. BBT

[3] phóng tác từ Le calvaire của Pierre Decourcelle. BBT

[4] Con Nhà Giàu. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. BBT

[5] giạ. BBT