LỜI TỰA  tiểu thuyết “Tiền bạc bạc tiền”

Nguyễn Huệ Chi

Trong lịch sử Văn học cận đại Việt Nam, Hồ Biểu Chánh là một trường hợp lư thú. Ông là một tiểu thuyết gia để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có thể nói đứng hàng thứ hai - sau Lê Văn Trương - trong số những cây bút tiểu thuyết sung sức của nước ta ở thế kỷ XX này: 64 cuuốn truyện dài, 12 tập truyện ngắn và truyện kể. Tiểu thuyết của ông ra đời từ những năm  20(1) sớm thoát ly loại h́nh tiểu thuyết "diễn nghĩa - chương hồi " tiểu thuyết " kỳ t́nh - vơ hiệp " của nhiều cây bút miền Nam lúc ấy, để lập tức định h́nh như một chủng loại riêng mà ta có thể tạm gọi là tiểu thuyết " đạo lư - xă hội " trên con đường t́m kiếm hối hả và vật lộn để trưởng thành của văn xuôi tự sự hồi này. Chỉ vài năm sau khi xuất hiện Hồ Biểu Chánh đă gây được một tiếng vang đáng kể trong đông đảo độc giả, nhất là độc giả miền Nam và mặc dù ng̣i bút sáng tạo của ông từ khỏang giữa những năm 34 trở đi không có ǵ mới hơn, cách viết của ông vẫn là cách viết cổ điển, nghiêm trang, “tả” phối với "kể” cho đến tận cuối đời, các cuốn sách ông viết ra vẫn “ăn khách”. Có thể nói nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đă tạo được một khu vực ảnh hưởng lâu dài cho riêng ḿnh, trong đời sống văn học. Từ góc độ tâm lư học sáng tạo và tiếp nhận văn học mà nói th́ đó là một thành công đáng suy nghĩ mà không phải hễ cứ là người cầm bút có tên tuổi, đều dễ dàng đạt được.

Đi sâu vào nội dung nghệ thuật, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh c̣n đặt cho người nghiên cứu  nhiều vấn đề phải nghiền ngẫm lâu dài. Thoạt mới nh́n, tiểu thuyết của ông cũng như  phần lớn tiểu thuyết thuộc ḍng đạo lư trước 1932(2), lấy kết cấu đối lập chính - tà làm đường dây phát triển. Đó là những câu chuyện được kể lại một cách b́nh dị, kết thúc thường có hậu và tŕnh tự diễn tiến cũng không có ǵ khúc mắc, bất ngờ. Nhân vật trong các truyện được xếp đặt theo hai tuyến chính nghĩa và gian tà, bên chính nghĩa nhiều khi nặng về màu sắc lư tưởng và do đó thường sơ lược, bên gian tà th́ sắc sảo linh hoạt, do đó có vẻ "thật” hơn: nhưng nói chung dù chính nghĩa hay gian tà đều là những kiểu người có thể có ở giữa đời thường, không đẩy lên mức kỳ dị để làm "mê mẩn” người đọc. Trừ một ít tác phẩm cá biệt nào đấy, c̣n th́ phần lớn các truyện được gọi là “truyện dài” cũng đều có số trang ngắn gọn. Và tuy có chú ư trau chuốt, tu sức, ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh vẫn là ngôn ngữ đời sống, “trơn tuột như lời nói thường”(3). Hồ Biểu Chánh quả là người đă tích cực kế thừa những đặc điểm của truyện nôm b́nh dân, một mảng sáng tác quan trọng bậc nhất trong đời sống văn học của quần chúng các thời kỳ quá khứ. Nói cách khác, ông biết t́m con đường riêng cho tiểu thuyết của ḿnh bằng cách phát huy kinh nghiệm truyền thống khai thác nguồn cảm hứng nghệ thuật phù hợp với khẩu vị của bạn đọc phổ cập và đông đảo. Chính v́ thế đối tượng đọc Hồ Biểu Chánh rộng răi hơn rất nhiều nhà văn có cách viết cao xa, bay bướm, sang trọng.

 

Nhưng truyện nôm b́nh dân sở dĩ có một sức hấp dẫn lớn và một vận mệnh lâu dài trong lịch sử, một phần quan trọng cũng c̣n là nghệ thuật ứng diễn “nói thơ”, “kể vè”, “bẻ chuyện”.... đều là những phương thức đưa văn học nôm vào quần chúng, làm cho những cốt truyện đơn giản trở nên phong phú sinh động, nhằm tạo nên trong người nghe những "trường liên tưởng rộng răi” huy động mọi tri thức về đời sống đă chất chứa trong tiềm thức của họ để cùng tham gia vào quá tŕnh tiếp nhận tác phẩm. Tác phẩm do đó, không c̣n đơn thuần là một truyện thơ cố định, mà đă được bổ sung, được "lạ hóa” như một chặng đường sáng tạo thứ hai. Hồ Biểu Chánh là một người viết văn xuôi ở thế kỷ XX, viết ra để in chứ không phải để ứng diễn, th́ làm thế nào có được ưu thế đó? Ông đă biết t́m một con đường khác để bù đắp vào chỗ thiếu : thông qua ngôn ngữ kể chuyện, nhà văn đă biết rót vào t́nh cảm người đọc - theo cái cách nhẩn nha, điểm xuyết chứ không tỷ mẩn - vốn sống chứa chất nơi ḿnh. Và người đọc dễ dàng bỏ qua đi mọi cái sườn đạo lư sẵn, mọi cốt truyện dễ dăi, giản đơn, để chú tâm vào bức tranh sống thực trong các thiên truyện của ông. Ở chỗ này, Hồ Biểu Chánh đă làm được những điều có lẽ chính ông cũng không ngờ tới : lần đầu tiên ông đem vào văn học dân tộc một mảng đề tài mà trước ông c̣n tương đối trống vắng : cuộc sống trên mảnh đất Lục tỉnh với những nét riêng về phong tục tập quán, cung cách sinh hoạt, đặc điểm thiên nhiên, và tính cách con người.... Không chỉ có thế, ông c̣n cung cấp cho ta h́nh ảnh cuộc sống người dân Nam Bộ trong cái bối cảnh chuyển động gấp rút vài ba thập kỷ đầu thế kỷ XX, là giai đoạn thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, qua đó sẽ diễn ra bao nhiêu xáo trộn làm đổi thay mọi nề nếp cổ truyền; sẽ xuất hiện những lối sống mới, những cung cách ứng xử và quan hệ đạo lư khác trước, những tâm lư xă hội thích hợp và những mẫu người thời đại.

 

Hồ Biểu Chánh đă tóm bắt được tất cả những thần thái cốt yếu ấy của xă hội. Người đọc như cảm thấy được dưới ng̣i bút của ông cái " khí hậu” đặc trưng cho một xứ sở thuộc địa tư bản với những nét bon chen, hối hả trên con đường tư sản hóa, một xứ sở đang bị tâm lư cạnh tranh háo hức làm giàu thúc đẩy, song làm giàu chủ yếu cũng là buôn bán đầu cơ trục lợi, và do đó cũng bộc lộ những mặt trái xấu xa nhất: cướp đoạt, lừa phỉnh, mại bản, buôn gian bán lận, mua danh bán tước, nịnh bợ, luồn lọt, xa hoa trác táng, hăm hiếp, giết người, thất nghiệp, khủng hoảng, bần cùng... Hồ Biểu Chánh đă khắc được vào tác phẩm những cảnh có ư nghĩa điển h́nh: cảnh những anh tư sản dùng thủ đoạn mua phiếu bầu để tranh nhau trong kỳ ứng cử Hội đồng Quản hạt; cảnh những ông chủ điền ruộng đất c̣ bay thẳng cánh, nhưng vẫn ra sức ếm gạt người nghèo để cướp thêm ruộng; cảnh một nhà cha mẹ vợ con nợ nần chồng chất, sinh lục đục, quẫn bách phải làm liều và sa ṿng tù tội; cảnh những anh “Thông ngôn” theo chủ Tây đi về các tỉnh và v́ môi trường sinh hoạt luôn luôn thay đổi nên đâm ra tha hóa; hoặc những anh kỹ sư, “bác vật”, hành nghề th́ ít mà t́m cách  “kết thân” với con gái các vị điền chủ th́ nhiều ... Hồ Biểu Chánh đă dựng lên hầu như đủ mặt mọi lớp người trong xă hội miền Nam bấy giờ, nào hội đồng, điền chủ, nghị viên, chủ quận, tri phủ, cai tổng, chủ nhà máy, chủ hăng xe, chủ tàu, kư lục, thông ngôn, kỹ sư, bác vật, com-mi, hương chức, thầu khoán, thầy giáo, học sinh, thợ thuyền, tá điền, tá thổ, trộm cướp, thất nghiệp, du đăng, gái đĩ, me Tây ... Đặt trong t́nh h́nh văn học 30 năm đầu thế kỷ XX, rơ ràng không có một nhà văn nào có khả năng bao quát hiện thực rộng răi đến như vậy. đằng sau cái vỏ đạo lư, truyện của Hồ Biểu Chánh, dù không tỉa tót, tỉ mỉ, nhưng thực đă dựng nên toàn cảnh một bức tranh xă hội. Thậm chí ở một vài tác phẩm nào dấy nếu chịu khó “tân biên” ít nhiều về cả kết cấu h́nh tượng cũng như ngôn ngữ, hoặc giả chuyển thể sang kịch bản phim truyện chẳng hạn, th́ chưa chắc những sáng tác đó của Hồ Biểu Chánh đă thua kém ǵ lắm các tác phẩm được xếp vào hàng xuất sắc của chủ nghiă hiện thực phê phán ở giai đoạn sau. Chứng tỏ ng̣i bút của Hồ Biểu Chánh bên cạnh những mặt hạn chế tất nhiên ông không thể nào theo kịp bước phát triển của văn học Việt Nam từ sau 1932, vẫn có những mặt báo hiệu một sức sống lâu bền, một khả năng hướng tới hiện đại, một tầm nh́n đi trước thời đại, Hồ Biểu Chánh trong phong cách của ng̣i bút ḿnh phần nào có sự ḥa quyện giữa hai kiểu tư duy nghệ thuật : vừa b́nh dân, lại vừa hiện đại.

 

Việc in lại các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh trong thời gian gần đây là công việc đáng được khuyến khích. Nhưng để giúp cho bạn đọc có cái nh́n đầy đủ về Hồ Biểu Chánh ở chính giai đoạn mà ông là đại diện xuất sắc - giai đoạn 1900 - 1932 - trong điều kiện chưa thể và cũng không nên ồ ạt in lại tất cả, thiết tưởng cần ưu tiên in lại những tác phẩm Hồ Biểu Chánh viết trong ṿng mười năm hoặc mười lăm năm đầu cuộc đời sáng tác của ḿnh (1922 - 1932; hoặc 1922 - 1936). Mặt khác, để có thể tiến tới có một tổng kết thật khoa học về Hồ Biểu Chánh, th́ bên cạnh những nhận định chung, trong khi in lại từng tác phẩm, cũng cần đi sâu vào giá trị riêng của từng cuốn, để xem với tác phẩm đó, Hồ Biểu Chánh đă góp vào ḍng văn học trước chủ nghĩa hiện thực phê phán những phát hiện mới mẻ ǵ và c̣n những chỗ nào ông tỏ ra bất cập.

 

Trên tinh thần đó, lần này Ban Văn học cổ cận đại thuộc Viện Văn học mạnh dạn cho ra mắt bạn đọc một trong những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh được viết năm 1925 và in năm 1926 : tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền. Đây là một tài liệu nằm trong hồ sơ nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh từ vài chục năm nay của Ban, nay được chị Phạm Ngọc Lan kế thừa và đẩy lên một bước. Bài khảo luận của chị về Tiền bạc bạc tiền cũng là một kết quả nghiên cứu của chị nhằm chuẩn bị lựa chọn đề tài cao học.

Phần văn bản, chúng tôi cho in đúng theo bản in lần thứ nhất của nhà in  L´Union Sài G̣n. Tuy nhiên, do nhà in khi in có sai sót, cũng do sự phát triển của đời sống ngôn ngữ chúng ta hơn sáu mươi năm đă có một bước tiến khá xa, nên một số từ ngữ trong sách nay trở thành khó hiểu với đông đảo bạn đọc. Ở những chỗ đó, chúng tôi đă góp phần cùng chị Phạm Ngọc Lan đính chính hoặc chú giải. để thống nhất về mặt chính tả cho cả hai miền cùng hiểu, nhưng vẫn không bỏ mất những từ ngữ của địa phương Nam Bộ vốn là một đặc sắc của văn phong Hồ Biểu Chánh, chúng tôi có đối chiếu với cuốn Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ.

Ngày 22 - 3 - 1989

GS. NGUYỄN HUỆ CHI

-----------------------------------------------------------

Nguồn:  Tựa  Tiền bạc bạc tiền”, do NXB Tổng hợp Tiền Giang tái bản năm 1988

 

©2006 hobieuchanh.com

 

 



(1) Không kể cuốn U t́nh lục in năm 1909, là một truyện thơ.

(2) Theo quan niệm của chúng tôi, giai đoạn văn học cận đại bao gồm từ 1900 đến 1945, trong đó có thể chia thành hai chặng phát triển với cấp độc khác nhau mà mốc phân chia là 1932, năm thành lập Tự lực văn đoàn và khởi phát trong phong trào “Thơ mới”.

(3) Chữ dùng của Trương Vĩnh Kư.