CẢM HỨNG THẾ SỰ -

ĐIỂM GẶP GỠ VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH VỚI TIỂU THUYẾT MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1900 –1930

 

Ths. Huỳnh Thị Lan Phương

Ts. Nguyễn Văn Nở

 

(Bài đă đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4, 2010, Viện Văn học,

 từ trang 35 đến trang 53)

 

 

1.      Mở đầu:

 

Ở Việt Nam, tiểu thuyết đă xuất hiện từ thời ḱ trung đại. Theo Thanh Lăng, tác giả quyển “Bảng lược đồ văn học Việt Nam” th́ tiểu thuyết bắt đầu có từ thế kỉ XVI, XVII, thịnh hành vào thế kỉ XVIII. Thanh Lăng cho rằng tiểu thuyết trung đại “tôn trọng cổ nhân, các nhà viết tiểu thuyết Việt Nam ít khi nghĩ đến sáng tạo ra một đề tài mới, mà ngược lại th́ thường mượn cốt truyện của Trung Hoa rồi tu sửa lại” (1). Bàn về vấn đề này, Phạm Quỳnh cũng nêu rơ: “Văn chương ta xưa nay thường lấy sự mập mờ phảng phất làm hay, càng phiếu diễu bao nhiêu càng huyền diệu bấy nhiêu nên ít dùng lối tả thực, coi là tầm thường” (2)

Đầu thế kỉ XX, các tiểu thuyết gia Việt Nam vẫn c̣n quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh xă hội có nhiều đổi thay, nhiều nhân tố mới đang h́nh thành và ngày càng phổ biến (chữ quốc ngữ, giáo dục theo tân học, lối sống mới theo phương Tây...), người cầm bút tất yếu phải có sự chuyển biến dần trong quan niệm sáng tác. Họ không đồng t́nh với việc dựa vào sách Tàu, truyện Tàu hay lịch sử Tàu để sáng tác. Họ chủ trương nh́n vào cuộc sống hiện tại để lắng nghe những xao động của cuộc đời, thấu hiểu nhân t́nh thế sự. Họ thích nói về những con người của hôm nay, thậm chí bắt đầu muốn nói về chính ḿnh. Những suy nghĩ và quan niệm mới ấy lại được thời đại chấp nhận. Hăy nghe Phạm Quỳnh nói về Tản Đà th́ sẽ nhận rơ điều trên: ”Tôi khen nhất ông Hiếu là con mắt sành, biết nhận những điều éo le trong nhân t́nh thế sự, mà khéo lấy mấy câu văn h́nh dung được một cảnh người” (3) Chính v́ thế mà Cảm hứng thế sự đă trở thành phổ biến trong tiểu thuyết đầu thế kỷ XX.

 Vào buổi b́nh minh của văn xuôi quốc ngữ, tiểu thuyết ở hai miền Nam, Bắc c̣n mang nhiều nét riêng biệt. Các tác giả Nam bộ có công đi đầu trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết và tạo nên những bước đột phá lớn. Trong khi đó, tiểu thuyết miền Bắc ra đời trên vùng đất “ngàn năm văn dật”, không dễ dàng chối bỏ truyền thống. Có nhiều điều khiến tiểu thuyết hai miền chưa  gặp nhau” để cùng tạo nên đặc điểm chung cho tiểu thuyết hiện đại ở giai đoạn mới h́nh thành.

Hồ Biểu Chánh là cây bút tiểu thuyết “sáng giá” nhất ở Nam bộ. Ông đă có nhiều thử nghiệm để đưa tiểu thuyết Việt Nam đi vào con đường hiện đại hóa. Trên cái nền của truyền thống, có thêm chất xúc tác của văn học phương Tây, ông đă đạt được những thành công đáng kể. Trong quá tŕnh thử nghiệm, Hồ Biểu Chánh cũng như nhiều tác giả Nam bộ khác, đă có sự gặp gỡ mà cũng c̣n nhiều khác biệt với các tác giả miền Bắc trong việc thể hiện vấn đề, trong quan niệm về cuộc sống và con người... T́m hiểu vấn đề từ góc độ này sẽ có thêm cơ sở để đánh giá đúng mực hơn về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

 

2. Cảm hứng thế sự trong sáng tác Hồ Biểu Chánh và các tác giả miền Bắc:

2.1. Vấn đề đạo đức và lối sống trong buổi giao thời:

 

Hồ Biểu Chánh và các nhà văn miền Bắc đă “gặp nhau” ở chỗ cùng t́m thấy cảm hứng sáng tác từ cuộc sống đầy biến động trong buổi giao thời. Những đổi thay của xă hội trên con đường tư sản hóa trở thành đối tượng được quan tâm miêu tả trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và cả tiểu thuyết miền Bắc. Tái hiện lại gương mặt xă hội đương thời là niềm say mê của người cầm bút bấy giờ, đồng thời c̣n là nhu cầu thúc bách của thời đại. Nhà văn lúc này chịu sự tác động mạnh từ phía độc giả, họ đă “hết ham sự hoang đường, hết ham tṛ trinh thám mà nay đă biết ham những truyện xảy ra ở trong hoàn cảnh của ḿnh, có dính dáng với cái phong tục thực có của dân gian, có quan hệ đến cái chế độ hiện thời” (4)

Sau khi hoàn thành công cuộc b́nh định ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đă đặt bộ máy cai trị của chúng lên toàn cơi đất nước ta. Bắc ḱ, Trung ḱ là xứ bảo hộ. Nam ḱ là đất thuộc địa. Tuy có sự khác biệt trong chế độ quản lí của chính quyền thực dân ở từng miền, nhưng đâu đâu trên đất nước này cũng nằm dưới sự thống trị của Pháp. Mọi người Việt Nam đều có chung số phận: dân nô lệ. Băo táp chiến tranh đă cuốn phăng đi nhiều giá trị truyền thống, đưa cả nước đến với lối sống mới, lối sống tự do theo tư sản. Lối sống mới tấn công quyết liệt vào nền nếp cũ. Nó h́nh thành lắm cái mới lạ có tính chất tiêu cực, đẩy phong hóa, đạo đức xă hội đến bờ vực của sự suy thoái. Con người bắt đầu sống cho cá nhân, chạy theo tiền tài, danh vọng... Những ǵ thuộc về luân lí, đạo đức, phong tục... đều bị bỏ lại phía sau. Đây là thời ḱ:

“Luân thường đổ nát, phong hóa suy

Tiết nghĩa rẻ rúng, ân t́nh ly”

                                                                                        (Tản Đà)

      V́ thế, vấn đề phong hóa, đạo đức, lối sống trở thành vấn đề bức xúc của xă hội, được nhiều người quan tâm. Hơn thế nữa, mọi người c̣n tỏ ra rất lo lắng. Các bậc trí thức, các nhà cách mạng đương thời đều ra sức t́m kiếm một giải pháp cho vấn đề trên. Có người c̣n xem đó như một nhiệm vụ chính trị, có tính chất cấp bách. Để đạt được mục tiêu “chấn hưng dân khí” những nhà cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản cũng chú trọng đến nền đạo đức của xă hội đương thời. Nhiều trí thức Việt Nam, trong đó có những người cầm bút sáng tác tin tưởng rằng một khi phong hóa, đạo đức xă hội tốt đẹp th́ mọi vấn đề khác của xă hội cũng trở nên tốt đẹp. Nhà văn vốn là người rất nhạy cảm trước cuộc sống. Mọi hiện tượng đổi thay của cuộc sống đều có tác động đến họ. Họ không làm ngơ trước thế sự, mà c̣n tích cực vận động, tuyên truyền v́ sự bảo tồn phong hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Thực trạng phong hóa, đạo đức, lối sống xă hội đang là nỗi trăn trở day dứt của các tác giả tiểu thuyết miền Bắc lẫn Hồ Biểu Chánh. Nó đă cuốn hút họ đi vào t́m hiểu sự việc, phát hiện ra sự thật của nhiều vấn đề.

            Với cái nh́n khá tinh tế, tuy c̣n chủ quan nhưng các nhà văn miền Bắc đă khái quát được những nét tiêu biểu của xă hội “đương buổi giao thời”, đang bị cuốn vào cơn lốc của quá tŕnh tư sản hóa. Như con dao hai lưỡi, tư sản hóa vừa tạo nên một vài nhân tố tích cực cho nền kinh tế của đất nước, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức xă hội. Nó “cứa” vào đúng những ǵ được người Việt Nam nâng niu, ǵn giữ bấy lâu nay: thuần phong mĩ tục. Đặng Trần Phất đă thốt lên những lời xót xa: ”Người ḿnh thường nhiều người hiểu lầm cái phong trào tự do b́nh đẳng, giữ theo thái độ quá ư vô t́nh với đường đạo đức, rẻ rúng phong hóa, ngoài xă hội, trong gia đ́nh thường thấy thói kiêu bạc, phóng đăng của người ḿnh hiển hiện ra hằng ngày, đâu xa.

            Ôi luân thường đảo ngược, đạo đức suy đồi, phong tục suy vi là ba cái trở lực của con đường văn minh tiến bộ nước ta sau này vậy. . .” (5)

            Cành hoa điểm tuyết, xuất bản năm 1921, là bức tranh xă hội được Đặng Trần Phất vẽ lại bằng chất liệu ngôn từ, đă tái hiện khung cảnh thành thị Việt Nam trong những năm tháng đất nước đau đớn chuyển ḿnh sang nền kinh tế tư bản. Lối sống tự do, ăn chơi, hưởng thụ theo đúng tinh thần của chủ trương “khai hóa”, mà thực dân Pháp khéo léo đặt ra, đă lôi kéo bao thanh niên Việt Nam đi vào con đường hư hỏng bê tha, hủy hoại cả tương lai. Nhân vật công tử Liễu Oanh trong tác phẩm là trường hợp tiêu biểu. Vốn là một thanh niên không siêng năng học hành nhưng Liễu Oanh cũng là loại người biết đạo lí, trọng gia đ́nh, một ḷng yêu vợ, vâng lời cha mẹ. Anh ta thuộc con nhà nề nếp gia phong. Chính lối sống ăn chơi hưởng thụ đang thịnh hành ở chốn thành thị đă kéo anh ta vào cảnh nghiện ngập, cờ bạc đến mức bê tha hư hỏng. Từ một công tử con nhà quyền quư, anh ta nhanh chóng bị biến thành một kẻ nợ nần như chúa chổm. Gia đ́nh anh đă sớm bị đổ vỡ, vợ chồng chia ĺa, đứa con nối dơi tông đường cũng không c̣n. Anh ta phải sống những ngày tháng cô độc nơi đất khách quê người. Lúc trở về nước, tuy được nhận lấy chút niềm an ủi từ người vợ mà anh hết ḷng thương yêu, thế nhưng anh lại phải trả giá cho những ngày tháng sống buông thả, ăn chơi bằng sự hao ṃn thể xác lẫn tinh thần và kết thúc là cái chết.

            Đọc đến trang “lệ sử” của nàng Kim Anh trong Kim Anh lệ sử của Trọng Khiêm, chúng ta được biết đến xă hội miền Bắc vào thời “Âu hóa”. Con người như đang quay cuồng trong nhịp sống hỗn loạn. Đạo đức truyền thống bị đánh bật trước sức mạnh đồng tiền và quyền lợi cá nhân ích kỉ. Xă hội đó là nơi trú ngụ, đất làm ăn của những con người dường như không c̣n tính người. Họ đă dùng thân xác phụ nữ làm công cụ kiếm tiền cho riêng ḿnh. Mụ Kư Nem, Quản Tám là những Tú Bà hiện đại. Những năm đầu thế kỉ XX, phong trào Âu hóa c̣n đang giai đoạn ấu trĩ, thế nhưng trong cái nh́n của Trọng Khiêm, xă hội đă ngập ngụa dưới lớp bùn đen. Nh́n đâu cũng thấy sự xấu xa, thối nát đến mức đáng sợ. Bọn quan lại háo sắc, hám tiền đến bất nhân, đă đẩy cô Kim Anh hiền lành trong trắng vào kiếp sống đọa đày, bất hạnh. Những kẻ có tiền, có chút học vấn như kĩ sư Roger (tên thật là Trần Th́nh) cũng xem Kim Anh như một thứ đồ chơi biết nói, chuyền tay nhau để hưởng thụ cho thỏa thích, nhẫn tâm ruồng bỏ không chút thương xót. Ngoài chốn trần thế đă vậy, nơi tu hành có khác ǵ! Một lũ sư hổ mang xuất hiện trong tác phẩm, như loài yêu quái bám riết cuộc đời Kim Anh, đẩy nàng đến bước đường cùng, không c̣n lối thoát, phải t́m đến cái chết để kết thúc cuộc đời khổ ải của ḿnh.

            Nh́n chung, tiểu thuyết miền Bắc tập trung phản ánh t́nh trạng suy thoái đạo đức. Qua cách thể hiện của các tác giả, nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ sự tấn công của lối sống mới, đồng thời cũng do chính sự hư hỏng và sa sút về đạo đức của người đời, những con người thích dựa vào uy quyền, phép tắc của phong kiến để mưu cầu quyền lợi ích kỉ cho chính ḿnh. Xă hội đó không ít những kẻ như ông Hàn (Cuộc tang thương - Đặng Trần Phất), đă mượn thuyết “tam ṭng” của Nho giáo để ép vợ phải cúi đầu chấp nhận bao việc làm trái đạo của chồng. Bà Hàn chịu nhiều cay đắng cũng v́ quan niệm “Trai năm thê bảy thiếp”, mà ông Hàn “tích cực” vận dụng để thoả măn thú khoái lạc của ḿnh, bất chấp t́nh nghĩa vợ chồng, đạo lí ở đời. Các tác giả miền Bắc thể hiện rơ nỗi bất b́nh xă hội, mạnh dạn phê phán cái xấu và không ngần ngại đả phá những ǵ đang làm hư hỏng đạo đức truyền thống. Thế nhưng, dường như họ đă mất niềm tin vào tương lai. Kết thúc tác phẩm thường không có hậu (Cành hoa điểm tuyết, Kim Anh lệ sử, Cuộc tang thương, Tố Tâm). Các nhân vật dù là hiền lành , đáng thương như Kim Anh (Kim Anh lệ Sử), Ngô Ṭng (Cuộc tang thương) hay đáng được thông cảm như Liễu Oanh (Cành hoa điểm tuyết) đều nhận lấy cái chết thật thương tâm. Phải chăng, các nhà văn cũng mất niềm tin ở xă hội hiện tại. Mặc dù thế, họ vẫn không bộc lộ mong muốn đổi thay xă hội, cũng không bàn đến những giải pháp chấn chỉnh lại xă hội đương thời. Tiểu thuyết miền Bắc tiếp tục thể hiện nội dung của văn học hiện thực trào phúng giai đoạn cuối thế kỷ XIX, chỉ chú trọng đến phê phán hiện thực, tỏ rơ nỗi bất b́nh mà chưa quan tâm đi t́m giải pháp cứu nguy cho xă hội.

 Hơn thế, cảm giác chán ngán chuyện đời, bất măn thế sự như đang bao trùm trong tiểu thuyết miền Bắc. Sống giữa thời buổi giao tranh gay gắt, dữ dội của hai nền văn hóa Đông – Tây, các nhà văn cảm thấy như bị hụt hẫng. Họ hoài nghi những ǵ của phong kiến, mà cũng chưa dám tin theo tư sản. Đặng Trần Phất cho rằng đau khổ ngang trái trong cuộc đời là chuyện tất yếu, không tránh được, mà cũng không thể khác hơn. Thậm chí ông c̣n quan niệm cuộc sống phải có đau khổ mới thể hiện đầy đủ tính chất của cuộc sống:”Đời như tấn kịch có vui có buồn, có khổ có sướng, có người trung có kẻ nịnh, có đứa giết người, có người nhân đức, nếu đời toàn người nhân đức, ai cũng giữ đạo đức, không ai xâm phạm tranh cạnh tàn ác với ai, th́ đời không là đời, đời không c̣n cái vẻ sinh hoạt lung linh nữa, mà chỉ là một băi sa mạc mông mênh chứa toàn cỏ héo cây khô mà thôi.” (Cuộc tang thương). Bên trong lời giải thích ấy chứa đựng sự cam chịu, bất lực của người đời. Đó là lời của những người không t́m ra lối thoát, không giải thích được nguyên nhân của sự khổ đau trong cuộc sống.

 Nhân vật trong tiểu thuyết Đặng Trần Phất, nếu tích cực bảo vệ lối sống cũ theo quan niệm đạo đức phong kiến, th́ trở thành kẻ cô đơn trong xă hội đương thời, như nhân vật Ngô Ṭng. Với một số đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật, dù chưa sắc xảo, tác giả vẫn thể hiện được những cảm nhận của nhân vật về sự lạc lơng giữa thế giới xô bồ, hỗn tạp mà anh ta đang sống. Cái chết đau khổ, đầy uất ức của Ngô Ṭng gợi nên không ít băn khoăn cho người đọc khi nghĩ đến vấn đề cần phải duy tŕ lối sống cũ trong hoàn cảnh hiện thời. Đặng Trần Phất cũng hiểu được con người cá nhân đă có nhu cầu sống cho cái tôi. V́ “Đời bây giờ là đời hoàng kim ích kỷ, ai có thân ở đời cũng chỉ có cái mục đích là làm cho thân được ấm no sung sướng, không mấy người cho cái thân có quan hệ đến nước”. Thật không ngẫu nhiên chút nào khi nhà văn để cho nhân vật bà Phán, nhân vật vợ Ngô Ṭng có thái độ bất b́nh trước lối sống theo khuôn khổ phong kiến c̣n đang tồn tại, đă ngăn cấm sự tự do và hưởng thụ của người đời. Thế nhưng, cái tôi lúc này bị đặt trước lễ giáo phong kiến hăy c̣n đang mạnh lắm. Sống cho riêng ḿnh, bấy giờ, được quan niệm như sống cho những dục vọng xấu xa, là tất yếu sẽ dẫn đến phạm tội, không cách nào gột rửa được vết nhơ (trường hợp của Ngọc Lan, trong Cuộc tang thương). Thế th́, con người phải sống thế nào đây? Câu hỏi đó chưa t́m thấy lời giải đáp trong tiểu thuyết miền Bắc, không riêng ǵ tác phẩm của Đặng Trần Phất.

Hoàng Ngọc Phách cũng từng có ư định để cho nhân vật của ḿnh, Tố Tâm và Đạm Thủy, từ bỏ gia đ́nh, công danh, sự nghiệp để chạy theo lối sống tự do của tư sản; để được trọn quyền yêu nhau, được sống cho chính ḿnh, được tận hưởng những ǵ mà lễ giáo phong kiến không cho phép. Nhưng Tố Tâm và Đạm Thủy đă không thể làm được như thế. Họ phải quay đầu lại, tự đặt ḿnh vào khuôn khổ của gia đ́nh phong kiến, phải sống cho chữ hiếu, cho chữ tín, không có quyền sống cho ḿnh. Mà con đường nào họ chọn lúc ấy cũng là con đường đi đến đau khổ mà thôi. Hoàng Ngọc Phách bế tắc khi chọn lựa lối sống thích hợp trong xă hội đương thời. “Tố Tâmđược viết với cảm hứng lăng mạn nhưng vẫn nói lên được thế sự. Khi mà đạo đức phong kiến đang bị đẩy đến chỗ suy thoái, đạo đức tư sản đang h́nh thành và phổ biến th́ con người trở nên lúng túng rất nhiều trong lối sống, thậm chí bị rơi vào bi quan chán nản hay tuyệt vọng.

            Cùng một hướng nh́n với các tác giả miền Bắc, Hồ Biểu Chánh cũng nhận thấy sự sa sút nghiêm trọng về đạo đức ở xă hội Nam bộ vào những năm đầu thế kỷ XX. Là một trí thức có tinh thần dân tộc, nặng nỗi lo đời, Hồ Biểu Chánh luôn lo lắng trước t́nh trạng: “làn sóng vô luân lí, vô giáo dục này nó càng lên mạnh thêm hoài, nếu không đi t́m phương mà ngăn cản, th́ nó sẽ tràn ngập khắp trong nước rồi cái xă hội Việt Nam khi xưa tôn trọng đạo đức nên được cứng cỏi sẽ thành ra một xă hội hỗn độn tham lam nên phải thấp hèn yếu ớt” (Đoạn t́nh). Hồ Biểu Chánh đă nh́n thẳng vào hiện thực và mạnh dạn phơi bày tất cả sự băng hoại đạo đức đang diễn ra trong xă hội đương thời. Nếu như tiểu thuyết miền Bắc tập trung phản ánh một vài khía cạnh cho thấy sự suy thoái của đạo đức xă hội, th́ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện cái nh́n vừa bao quát , vừa cụ thể về thực trạng phong hóa, đạo đức xă hội. Khác với tiểu thuyết miền Bắc, tập trung thể hiện sự sa sút đạo đức ở các gia đ́nh phong kiến và số phận bất hạnh thường rơi vào những người thuộc tầng lớp trên (Kim Anh - Kim Anh lệ sử, Liễu Oanh – Cành hoa điểm tuyết, Ngô Ṭng- Cuộc tang thương), tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đă thể hiện những vấn đề xảy ra từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội. Những câu chuyện được ông đề cập có liên quan đến mọi hạng người, thuộc đủ mọi thành phần: trí thức lẫn b́nh dân; giàu và nghèo; tốt lẫn xấu. Hồ Biểu Chánh đă xây dựng trong tác phẩm của ḿnh một thế giới nhân vật đa dạng. Mặc dù ông c̣n theo cách miêu tả truyền thống, chú trọng vào ngoại h́nh, hành động và ngôn ngữ nhân vật nhưng chính từ yếu tố không mới này ông lại làm nên nét riêng, thể hiện thành công h́nh ảnh và số phận của con người Nam bộ. Hơn nữa, không gian nghệ thuật ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có tính chất mở rộng. Nó không chỉ là không gian nội thất mà c̣n là không gian xă hội. Đó là không gian cụ thể, xác định, ông nhắc đến từng địa danh của vùng đất Nam bộ, từng tên đường ngày ấy của phố phường Sài G̣n. Chính v́ thế nội dung hiện thực trở nên sinh động, sống thực và gần gũi. Cuộc sống ngoài đời hiện lên mồn một trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Và cũng nhờ vậy mà người đọc có được cảm nhận: t́nh trạng suy thoái đạo đức là vấn đề chung của xă hội. Cái thiện, cái ác không là của riêng ai. Bất ḱ ai cũng có thể bị lôi kéo vào con đường hư hỏng, tha hóa.

             Hồ Biểu Chánh đă khai thác triệt để ưu thế của thể loại văn xuôi tự sự, trên chiều dàiđộ sâu cho phép của tác phẩm, ông thể hiện một cách cụ thể, đa dạng những ǵ quan sát được, cũng là những ǵ ông trăn trở nhiều nhất. Một người luôn mong muốn “quần chúng đi theo con đường quang minh chính đại” như ông, th́ làm sao có thể b́nh thản trước cảnh trong các gia đ́nh người Nam bộ thời đó phổ biến chuyện: bỏ vợ (Cay đắng mùi đời); ngoại t́nh (Cha con nghĩa nặng, Thầy thông ngôn, Khóc thầm); tranh giành gia tài (Nhân t́nh ấm lạnh); cha mẹ dùng bạo lực để cưỡng ép hôn nhân con cái, hôn nhân trở thành chuyện đổi chát vô liêm sĩ, “duyên” con đem gá lại cho mẹ (Tiền bạc bạc tiền), ...Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, án mạng thường xảy ra. Có án mạng do ghen tuông (Khóc thầm, Thầy thông ngôn, Cha con nghĩa nặng), có án mạng do ḷng tham và tính ích kỉ, gian ác của người đời (Ai làm được). Với cảm quan của nhà văn nặng cân đạo lí, đó là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống.

            Ngoài xă hội, Hồ Biểu Chánh nhận thấy chuyện “nhân t́nh ấm lạnh “đă trở thành thói đời phổ biến. Loại người như quan Huyện trong Chúa tàu Kim Quy, vợ chồng Tú Cẩm trong Ngọn cỏ gió đùa, Đỗ Thị trong Tiền bạc bạc tiền... ngày càng đông đảo, như đang hợp thành thế lực hắc ám, bủa vây, hăm hại bao người hiền lương, vô tội. Cho nên mới xảy ra thảm cảnh ở gia đ́nh Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy), mới có bi kịch của Lư Ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió đùa),...

            Ống kính vạn năng của Hồ Biểu Chánh đặt ở góc nh́n đạo đức, lối sống đă phát hiện ra nhiều vấn đề nhức nhối của xă hội đương thời. Hồ Biểu Chánh cũng như nhiều nhà văn Miền Bắc có chung tâm trạng với Tản Đà, hoang mang, lo lắng đến tột cùng:

“ Văn minh đông Á trời thu sạch

Này lúc luân thường đảo ngược ru”

 

            Hồ Biểu Chánh tỏ ra rất bất b́nh trước cái xấu nhưng ông chưa bất măn và mất niềm tin vào tương lai tốt đẹp. Tác phẩm của ông luôn hé mở một viễn cảnh tươi sáng, kẻ ác sẽ bị trừng phạt, cái xấu sẽ bị loại trừ. Và người tốt bao giờ cũng được hạnh phúc, dù phải trải qua nhiều vất vả gian truân, cái tốt không bao giờ bị tiêu diệt bởi cái xấu. Hồ Biểu Chánh quan niệm cuộc đời và người đời luôn có hai mặt tốt xấu, cho nên không quá tự măn mà cũng không nên bi quan, mặc cảm. Ông c̣n cho rằng: được tốt hay bị rơi vào cái xấu cũng do ở chính bản thân của mỗi con người. Sự sáng suốt, có bản lĩnh vững vàng sẽ tạo cho con người chất đề kháng tốt đối với cuộc sống có nhiều cạm bẫy như bấy giờ. Thật không ngẫu nhiên chút nào khi tác giả để cho nhân vật Tư Lựu (Con nhà nghèo) chỉ tự trách ḿnh, dù bị cậu Hai Nghĩa bỏ rơi trong tủi nhục, khổ đau: ”Nếu người ta ỷ quyền ỷ thế mà hăm hiếp, ḿnh nghèo hèn nên không dám chống cự, th́ ḿnh phải liều thân giữ cho vẹn danh tiết của ḿnh, chớ sao ḿnh thuận tùng để người ta lấy cho đến có chửa rồi ḿnh nói người ta hăm hiếp? Không được, cái lỗi của em lớn lắm, không thể nào em đổ cho ai được đâu”(Con nhà nghèo). Theo Hồ Biểu Chánh, thực trạng của vấn đề đạo đức trong xă hội đương thời đáng để lo lắng nhưng có thể sửa đổi, chấn chỉnh được. V́ thế ông tích cực rao giảng đạo lí, cảm hóa người đời bằng nhiều h́nh thức. Khác với các tác giả miền Bắc, Hồ Biểu Chánh đă trăn trở nhiều về việc t́m giải pháp chấn chỉnh đạo đức, xác định lối sống phù hợp cho con người trong xă hội đương thời. Một chữ t́nh, Chút phận linh đinh...thể hiện những suy tư, đắn đo không ít của tác giả cho vấn đề nên sống khuôn khổ theo phong kiến hay sống tự do theo tư sản.Với ông, lối sống cũ (theo phong kiến), lối sống mới (theo tư sản) đều có cái hay cái dở riêng. Ông không bài bác bên nào, mà cũng không đứng hẳn về bên nào.

 Hồ Biểu Chánh chủ trương dung hoà cũ mới, ḥa hợp Á - Âu, trong mức độ không rời xa truyền thống. Quá cứng nhắc theo phong kiến, con người sẽ chuốc lấy nỗi khổ không ít, như trường hợp ông Hội đồng trong tác phẩm Chút phận linh đinh, lúc đầu không chấp nhận mối t́nh tự do của Hiển Vinh - Thu Vân, quyết định từ con, nên phải chịu đựng những ngày tháng sống đau buồn. Mà buông thả với lối sống tự do là không thể chấp nhận được, hơn nữa lối sống đó cũng chưa mở ra cho người đời một viễn cảnh hoàn toàn tốt đẹp.

  Có thể thấy, Hồ Biểu Chánh c̣n lí tưởng hóa về cuộc đời. Tác phẩm của ông thường kết thúc có hậu. Điều này phần nào đă xoa dịu được nỗi đau của người đời, tạo thêm niềm lạc quan tin tưởng, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi chông gai thử thách của cuộc sống. Đây cũng là nét khác biệt của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh so với tiểu thuyết miền Bắc cùng thời.

 

2.2 Hiện thực về giai cấp phong kiến thống trị đương thời:

 

Bước sang thế kỉ XX, thực dân dân Pháp hoàn tất công cuộc b́nh định ở Việt Nam, đặt bộ máy cai trị lên toàn cơi đất nước. Pháp tỏ ra khôn khéo, tiếp tục duy tŕ cơ cấu phong kiến trong vai tṛ bù nh́n. Hơn thế, những ǵ thuộc về phong kiến mà có lợi cho Pháp đều được tồn tại và phát triển trong sự trợ lực của người Pháp. Do đó, giai cấp phong kiến thống trị đương nhiên vững vàng trong ngôi vị vốn có của ḿnh. Đa số những người thuộc giai cấp phong kiến đương thời đă trở thành lực lượng đối lập với nhân dân. Các nhà văn miền Bắc và Hồ Biểu Chánh chưa đạt được thành công như Phạm Duy Tốn, một tác giả truyện ngắn cùng thời, đă tạo nên một hoàn cảnh điển h́nh như trong “ Sống chết mặc bây” để làm nổi bật h́nh tượng nhân vật quan lại vô trách nhiệm, bàng quan trước nỗi khổ của dân nghèo. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh và các nhà tiểu thuyết miền Bắc đều đưa vào tác phẩm những trường hợp tiêu biểu, phản ánh thực trạng về giai cấp thống trị. Đó là những quan huyện, quan phủ, ông phán, thầy thông, thầy kí, hương chức, hội tề, ... ở thành thị lẫn nông thôn. Ng̣i bút của các tác giả không chút khoan nhượng đối với những kẻ gọi là “Phụ mẫu chi dân”, lại cậy quyền ỷ thế ức hiếp dân lành vô tội, chuyên làm những chuyện xấu xa, bỉ ổi. Quan Huyện trong “Kim Anh lệ sử” (Trọng Khiêm) là kẻ háo sắc, ham tiền, tham danh vọng đến vô liêm sĩ. Hắn vừa tích cực ḅn rút của dân cho mau giàu, vừa t́m cách cầu cạnh quan trên để được thăng chức, sẵn sàng hiến vợ cho Công sứ Pháp để được rộng đường tiến thân. V́ ai mà gia đ́nh Kim (Cậu bé nhà quê - Nguyễn Lân) lâm vào cảnh khánh kiệt, nỗi oan ức muốn được giải tỏa phải đánh đổi bằng cả một gia sản? Nếu các vị quan trong tác phẩm là người thanh liêm chánh trực th́ đâu xảy ra chuyện đau ḷng đến thế! Đặng Trần Phất c̣n nói đến loại quan bất tài, thất học, dùng tiền để mua phẩm hàm, rồi tự xưng là quan, học kiểu cách của quan và thích thú khi được mọi người gọi ḿnh là quan. Nhân vật ông Hàn được xây dựng trong tác phẩmCuộc tang thương” nói đến loại người như thế. Thích làm quan nhưng ông Hàn chẳng làm ǵ có ích cho xă hội, mà chỉ chăm chút vào sự hưởng thụ cá nhân, sống hoan lạc, phụ rẫy vợ con một cách tàn nhẫn.

 Hồ Biểu Chánh đặc biệt chú ư đến tầng lớp thống trị. Ông đă vạch trần những việc làm xấu xa của bọn quan lại và những kẻ có chức sắc trong xă hội bấy giờ. Cũng như các tác giả miền Bắc, Hồ Biểu Chánh nhận ra nhiều hiện tượng biến chất trong hàng ngũ giai cấp phong kiến thống trị. Ông viết về sự biến chất ấy bằng nỗi đau xót, bất b́nh của một người cùng giai cấp. Quan lại trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nhiều kẻ tham lam ích kỉ, độc ác và vô đạo đức. Những con người đó dễ dàng bị lóa mắt trước đồng tiền, không c̣n biết phân định phải quấy trắng đen. V́ thế mà nhà giàu gian ác có điều kiện để cấu kết với quan, mượn thế lực của quan hăm hại lương dân hay che đậy tội lỗi của ḿnh. Bá hộ Cao (Ngọn cỏ gió đùa) cậy thế lực của quan Huyện để bắt bớ đày ải Lê Văn Đó; Hương hào Hội (Cha con nghĩa nặng ) đút lót tiền cho Chánh hương quản Sum để được che đậy tội lỗi; Tấn Thân thông đồng cùng quan Huyện để đưa Thủ Nghĩa vào ṿng tù tội, chiếm đoạt tài sản của Trần Mừng. Là một nhà văn rất xem trọng đạo đức, Hồ Biểu Chánh không bỏ qua những hành vi đồi bại của quan lại dâm dục. Quan Huyện trong “Ngọn cỏ gió đùa” đă không làm tṛn bổn phận của kẻ “cầm cân nẩy mực” mà chỉ lo t́m cách dụ dỗ con gái nhà lành, mưu toan chiếm đoạt Lư Ánh Nguyệt, giữa lúc nàng đang rơi vào t́nh cảnh bế tắc. Ngọn cỏ gió đùa” được viết bằng ngôn ngữ kể chuyện, thế mà trước mắt người đọc là một màn kịch khá gay cấn. Lư Ánh Nguyệt th́ quyết giữ ǵn tiết hạnh. Trong khi đó, thói dâm dục đă biến lăo quan Huyện thành một tên ác quỷ, không muốn buông tha cho cô gái trẻ trung, trong trắng như nàng: “Ta thấy nàng nghèo hèn mà có sắc ta thương, nên ta muốn làm phước cứu nàng. Vậy nàng ở đây hầu ta. Nàng khỏi trả nợ, khỏi ở đợ cực khổ, biết hôn? Đi xê lại đây ta biểu một chút...” . Đối với quan lại thiếu đạo đức, mất nhân cách, đến cuối tác phẩm, tác giả thường để cho những con người ấy phải chịu sự trừng phạt. Nhưng đó là sự trừng phạt theo quan niệm nhân quả, mà nhà văn rất tin tưởng, chứ không phải là công bằng, công lí có được trong xă hội đương thời.

Phơi bày cái xấu, tố cáo cái ác, hay phê phán cái vô đạo đức ở giai cấp thống trị, đó là việc làm đă đạt nhiều thành công ở lớp nhà nho đi trước như Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... Đến giai đoạn này, sử dụng h́nh thức văn xuôi tự sự, các tiểu thuyết gia hiện đại có nhiều thuận lợi hơn trong việc thể hiện vấn đề trên. Hồ Biểu Chánh và các nhà văn miền Bắc đều chứng minh chính sự suy thoái của giai cấp thống trị đă gây ảnh hưởng xấu cho cuộc sống của nhân dân. Các nhà văn đă gặp nhau ở hướng nh́n nhưng lại khác nhau trong cách đánh giá những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Các tác giả miền Bắc lên án gay gắt cái xấu ở giai cấp thống trị đương thời. Cảm hứng sáng tác của họ được khơi gợi từ sự bất b́nh và cả bất măn. Trong cái nh́n của các nhà văn miền Bắc, thực trạng về giai cấp thống trị đương thời là vô phương cứu văn. Xă hội đó  không dành chỗ đứng cho những người chánh trực, công minh. Một vị quan thanh liêm như quan Giáo thụ trong Cành hoa điểm tuyết đă chết v́ đau khổ và uất ức. Bi kịch của ông do chính sự ngay thẳng và trong sạch của ông tạo ra. Không thể hiện niềm hi vọng vào sự thay đổi của bộ phận này trong hoàn cảnh hiện tại, đồng thời các nhà văn miền Bắc cũng chưa đặt ra vấn đề cụ thể là phải làm ǵ đối với bọn sâu dân mọt nước. Ng̣i bút phê phán của nhà văn miền Bắc sắc nhọn không kém ng̣i bút Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, họ chỉ dừng lại ở việc thể hiện thái độ bất b́nh, bất măn hay tạo nên tiếng nói tố cáo mà thôi.

Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện vấn đề khác hẳn. Với Hồ Biểu Chánh, quan lại nói riêng, giai cấp thống trị nói chung, kể cả quan Pháp, đều có kẻ tốt người xấu. Cho nên tác giả không chỉ phê phán quan lại xấu, mà c̣n ca ngợi những ông quan tốt. Đó là quan Án sát An Giang, quan Tổng đốc (Chúa tàu Kim Quy); quan Án ( Ngọn cỏ gió đùa) thầy kiện Tô Lê (Con nhà nghèo)... Hồ Biểu Chánh là nhà văn phản ánh hiện thực một cách trung thực. Ng̣i bút của ông không hề bị bẻ cong khi viết về những ǵ đang diễn ra trong xă hội. Tuy nhiên, ở điểm này, cho thấy thế sự được ông cảm nhận c̣n chủ quan. Cái xấu ở giai cấp thống trị đương thời được ông quan niệm như những hiện tượng tiêu cực, mang tính đơn lẻ, chưa làm nên bản chất của giai cấp. Nó thể hiện phần nào sự bại hoại về đạo đức của người đời. Do đó, ông mạnh dạn phê phán những quan lại bất nhân, thất nghĩa. Đồng thời mong muốn dùng đạo đức để cảm hóa, dẫn dắt những kẻ sâu dân mọt nước trở lại con đường chính nghĩa. Ông cũng sẵn sàng tha thứ cho những ông quan bất tài, vô trách nhiệm, độc ác và rất mực tham lam nếu họ tỏ ra biết ăn năn hối lỗi. V́ ai mà một anh nông dân hiền lành, chất phác như Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) phải vào tù, gia đ́nh tan nát? Nếu không có sự cấu kết của quan huyện với gă nhà giàu Tấn Thân th́ làm sao có nên cớ sự ấy! Thế mà cuối cùng, Thủ Nghĩa đă dễ dàng xóa thù quên hận khi thấy hắn tỏ ra ăn năn sợ sệt. Mọi tội lỗi do hắn gây ra chỉ bị trừng phạt bằng một h́nh thức nhẹ nhàng: cách chức, cho về nghỉ hưu.

Chúng ta có thể nhận thấy dường như Hồ Biểu Chánh chấp nhận cơ cấu xă hội đương thời. Ông không nghĩ đến việc thay đổi xă hội, chỉ ra sức chấn chỉnh. Ông tin vào sự trợ lực của chính phủ bảo hộ. Rơ ràng ông chưa nhận thấy xă hội ấy đang mục ruỗng từ gốc rễ. Do đó, ông không nói đến tâm trạng xót xa tủi nhục như tác giả của bài thơ “Á tế Á ca” ra đời trong giai đoạn này:

                          “ Non sông thẹn với nước nhà

                         Vua là tượng gỗ dân là thân trâu”

 

để khao khát làm cách mạng, thay đổi xă hội như các nhà ái quốc duy tân cùng thời.

            Làm quan đến chức Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh vẫn giữ được lối sống thanh cao, luôn là người liêm chính. Cuộc đời của ông lại không chút lận đận trắc trở. Hồ Biểu Chánh  nh́n đời bằng lăng kính màu hồng cho nên dễ dàng có những ảo tưởng về sự cải tà quy chánh của người đời, nhất là tầng lớp thống trị đương thời.

             Thế sự được đề cập trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nội dung phong phú, bao quát hiện thực xă hội hơn tiểu thuyết miền Bắc. Viết về giai cấp thống trị của xă hội hiện tại, Hồ Biểu Chánh không chỉ nói đến những kẻ thống trị nhân dân bằng quyền lực, mà c̣n nói đến lớp người thống trị dân nghèo bằng thế mạnh của tiền của. Đó chính là địa chủ. Ông đă xây dựng thành công h́nh tượng điển h́nh về địa chủ xấu ở nông thôn Nam bộ. Tuy nhiên, viết về thành phần này, tác giả cũng thể hiện cách nh́n như đối với quan lại. Ông đặt  nhiều hi vọng ở địa chủ tốt. Chính những người này sẽ làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, cuộc sống của nông dân được ấm no. Có lẽ Hồ Biểu Chánh cùng quan điểm với phong trào Ánh sáng được phổ biến vào giai đoạn 1930 –1945.

 

2.3 Đời sống kinh tế nghèo nàn lạc hậu:

 

Tiểu thuyết miền Bắc ít chú trọng đến hiện thực đời sống kinh tế. Các tác giả có phác họa đôi nét về sự phồn vinh giả tạo ở chốn thị thành, thông qua một vài chi tiết tiêu biểu. Phố phường Hà Nội hiện lên với vẻ lộng lẫy “nhà cửa nguy nga, lâu đài rực rỡ, phố xá sạch sẽ rộng răi, người người ăn mặc màu mỡ...”, thế nhưng “giá có trông thấy người kéo xe cao su cùng xe sắt một ngày một đông, giá có ra các chốn cửa ô xe điện thấy lũ ăn mày trẻ với già, mù với tàn tật, giá có trông thấy những hạng giật khăn ở các ngơ hẽm tối tăm mới biết rằng Hà Nội chẳng qua là cái màu rực rỡ che phủ chung quanh cái giường người ốm một cách khôi hài trong cái bi kịch sinh nhai của quốc dân mà thôi.“ (Cuộc tang thương). Nh́n sự việc ở tầm nh́n vĩ mô cho nên các nhà văn không tái hiện được bức tranh thế sự ở mức vi mô.

 Riêng ở đề tài này, Hồ Biểu Chánh đă thể hiện một cách cụ thể, chân thật và đa dạng đời sống kinh tế ở Nam bộ thời bấy giờ. Nỗi bức xúc, cũng là niềm xót xa của nhà văn khởi nguồn từ một thực tế khó có thể tin được nhưng đó đă là sự thật: Chính tại xứ sở trù phú, có thể“làm chơi ăn thiệt”, nguồn sống dồi dào ”dưới sông có cá, trên bờ có lúa” lại từng diễn ra nạn đói thảm khốc, có gia đ́nh lâm vào cảnh:”cả nhà phải luộc rau cỏ mà ăn đỡ, chớ không có cháo mà ăn” (Ngọn cỏ gió đùa). Trái tim nhân hậu, cùng với nỗi lo đời đă tạo nên trăn trở cho nhà văn khi nghĩ đến cuộc sống hiện tại của bao người. Cảm từ vấn đề trên, muốn viết về nó, lại có được cái nh́n tinh tế, Hồ Biểu Chánh đă tái hiện chân thực bức tranh thế sự. Ông đă chỉ ra mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo, nêu lên t́nh trạng lạc hậu của nền kinh tế hiện thời, nói rơ những bất công mà người nghèo gánh chịu.

Hồ Biểu Chánh đă dành nhiều trang viết sắc sảo để nói về cảnh khổ của người nghèo. Thể hiện nỗi cay đắng và khổ ải của những kiếp người phải vật lộn với sự sống. Họ bị đẩy vào cái thế: con người như muốn trở lại bản năng sinh vật, níu lấy sự sống bằng bất cứ giá nào. Hành động bưng trộm nồi cháo heo của nhà địa chủ, giựt cơm của hai vợ chồng người ăn mày, Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa) tỏ ra liều lĩnh. Anh ta buộc phải liều để sinh tồn. Thật xót xa cho một kiếp con người! Với trường hợp của anh, đúng là “bần cùng sinh đạo tặc”. Điều chua chát ở đây không chỉ là phải làm đạo tặc, mà c̣n là làm đạo tặc để được cái ǵ? Thân phận con người bỗng trở nên thấp hèn, rẻ rúng tột cùng! Đánh đổi cả danh dự, tính mạng để có được thức ăn mà nhà giàu dành cho súc vật. Thế nhưng, nào có được!

Không dừng lại ở nội dung trên, Hồ Biểu Chánh c̣n đi sâu vào nhiều vấn đề khác của nền kinh tế đương thời. Đó là t́nh trạng lạc hậu trong kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, đất đai tập trung vào tay địa chủ, người lao động không chỉ sống nghèo khổ mà cuộc đời c̣n ch́m đắm trong sự dốt nát. Họ xa lạ với mọi phương tiện hiện đại, sản xuất theo tập quán, lệ thuộc vào thời tiết... Nông nghiệp không thể phát triển, kể cả thương nghiệp cũng có nhiều điều đáng buồn. Người Việt Nam phải chịu sức cạnh tranh dữ dội của tư sản nước ngoài, khó có thể đứng vững trên thị trường, nói chi đến việc làm chủ nền kinh tế của ḿnh. Qua lời đối thoại giữa Trần Công Nghĩa và Vĩnh Thái (Khóc thầm), Hồ Biểu Chánh đă gợi lên đôi điều về thực trạng nói trên.

Nam bộ là vùng đất màu mỡ, thiên nhiên ưu đăi con người. Nhưng lộc trời không phải ai cũng hưởng được. Hồ Biểu Chánh c̣n nói đến sự chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Người giàu ngồi mát ăn bát vàng, chẳng phải làm lụng ǵ cả hàng năm vẫn thu được mấy ngàn giạ lúa như Cai tổng Luông (Thầy thông ngôn); không cần lao động vất vả lại luôn được sống sung sướng. Trong khi đó, người nghèo phải làm “cháy da phỏng trán, lo quên ngủ quên ăn “ (Cha con nghĩa nặng ) mà vẫn khi đói khi no. Gặp năm hạn hán, mất mùa th́ rơi vào túng quẫn như Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa). Nông thôn Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh hăy c̣n hoang sơ và tiêu điều. Cuộc sống rất mong manh. Cuộc sống luôn bị đe dọa bởi cái đói nghèo và ch́m sâu trong sự lạc hậu. Có cái ǵ đó như đă làm nhói ḷng tác giả. Cho nên đă có những đoạn viết đầy xót xa về những con người do sống quá nghèo khổ mà trở thành quê mùa đến đáng thương:”...Ba người đi trong đường Quảng Tống Cái, th́nh ĺnh thấy một cái xe hơi đậu dựa lề, trên có một người trai đương ngồi hút thuốc. Ba người không biết cái xe ǵ mà h́nh dáng coi kỳ cục quá nên xúm lại đứng chung quanh mà coi, rồi căi lẫy với nhau, người th́ nói chừng muốn chạy người ta sẽ bắt kế ngựa vô, kẻ lại nói có lẽ người ta chạy bằng máy, chớ có chỗ nào mà bắt kế ngựa cho được”(Con nhà nghèo). Khi ấy, ở thành thị bao người được tận hưởng mọi đặc ân từ cuộc sống hiện đại. Họ sống trong biệt thự sang trọng, có người hầu kẻ hạ; đuợc ăn những bữa thịnh soạn ở nhà hàng; được hưởng thụ mọi thú vui chơi giải trí; bước ra đường là lên xe hơi (Kẻ làm người chịu, Tiền bạc bạc tiền, Một chữ t́nh). Có thế, cho nên một người xuất thân từ bần nông như Ba Cam, ra thành thị kiếm sống đă được thay đổi: “Mà coi bộ nó khá lắm. Có đi giầy, bận đồ Tây, coi tử tế lắm.”(Con nhà nghèo).

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng làm nên tác phẩm văn chương. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được h́nh thành từ ngôn ngữ giản dị, b́nh dân, đậm sắc thái Nam bộ. Đặc biệt c̣n có sự xuất hiện của lớp từ ngoại lai, đă góp phần làm nổi bật h́nh ảnh của xă hội buổi giao thời với đủ hạng người, đủ các lối sống, mức sống. Một xă hội có nền kinh tế thay đổi lớn, hàng hóa trở nên phong phú hơn. Nhiều vật dụng tiện nghi, hiện đại xuất hiện. Con người bắt đầu được thừa hưởng các phương tiện mới trong cuộc sống. Có thể nhận và gửi tiền cho nhau mà không cần phải gặp nhau; được thưởng thức những món ăn mới lạ mà không cần phải tốn nhiều thời gian chế biến, có thể mang đi đường thuận lợi. Những đổi thay đó có mặt tích cực nhất định nhưng vẫn không che dấu được một sự thật xót xa. Bởi đó là sự phát triển nhằm phục vụ cho kế hoạch xâm lược lâu dài của Pháp. Nó không phải là sự phát triển nội tại của nền kinh tế nước nhà, để đem lại hạnh phúc cho người Việt Nam. Thông qua lớp từ ngoại lai chỉ đồ vật, thực phẩm hay các phương tiện mới như: canô, xalông, qua li, giấy săng, mù soa, ram bon, patê, xúc xích, manda,...tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thể hiện được những đổi thay có nhiều tính chất phức tạp của nền kinh tế nói trên.

Nh́n chung, thế sự được nói đến trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh và các nhà văn miền Bắc thật bề bộn, phức tạp. Phản ánh thế sự, Hồ Biểu Chánh cũng giống các tác giả miền Bắc, chưa đề cập đến những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị. Do đó, bức tranh xă hội c̣n mang tính phiến diện. Các nhà văn đều quan sát hiện thực bằng lăng kính đạo đức. Họ quan tâm đến những ǵ làm tổn hại đạo đức cổ truyền của dân tộc. Nhất là Hồ Biểu Chánh, không bỏ qua một sự kiện nào trái với đạo lí: Quan lại nhũng nhiễu ức hiếp dân lành; những kẻ giàu có tham lam bạc ác, bóc lột người nghèo; con người bị hư hỏng sa đọa v́ chạy theo lối sống mới; bị lôi kéo bởi thế lực đồng tiền...Trong khi đó đầu thế kỉ XX, vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho đất nước là vấn đề sống c̣n của dân tộc trước giặc ngoại xâm. Văn học yêu nước giai đoạn này đă tập trung thể hiện nội dung trên.

Tiểu thuyết miền Bắc cũng như tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chưa hề đá động đến tội ác của thực dân Pháp. Trong khi bấy giờ Pháp đang thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở rộng các h́nh thức bóc lột, đặt ra sưu cao thuế nặng... Chính những việc làm ấy đă đẩy người dân đến cảnh bần cùng khốn khổ. Thế nhưng, nếu không giải thích như Đặng Trần Phất: đau khổ là chuyện tất nhiên của cuộc đời, th́ lại có cách lí giải như Hồ Biểu Chánh: bất hạnh của con người sinh ra từ dốt nát, đói nghèo. Cái dốt nát, đói nghèo ấy không được giải thích từ nguyên nhân nước mất, dân làm nô lệ, mà tất cả do ḷng người bất minh, xă hội bất đạo. Nhân vật Lư Ánh Nguyệt trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa từng than thở và oán trách: “chỉ có một cái nghèo nó làm cho nàng đê tiện cực khổ, chớ chẳng phải điều chi khác”, “rồi nàng phiền ông trời sao nỡ khiến nghèo hèn cho nàng làm chi”, nàng c̣n cho rằng ”tại ḷng người nham hiểm, độc ác, nên mới có việc uất ức”. Các nhân vật đau khổ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có cùng suy nghĩ như thế, không riêng ǵ Lư Ánh Nguyệt, mà cả Lê Văn Đó (Ngọn cỏ gió đùa), Cai tuần Bưởi (Con nhà nghèo) cũng vậy.

Những hạn chế nêu trên cũng là t́nh trạng phổ biến của văn học hợp pháp giai đoạn này. Khi mà ánh sáng của tư tưởng tiến bộ chưa soi rọi đến, th́ đối với các nhà văn không riêng ǵ Hồ Biểu Chánh, Đặng Trần Phất, Trọng Khiêm... mà cả Ngô Tất Tố, Nam Cao về sau vẫn có cái nh́n chưa trọn vẹn về con người, cuộc sống đương thời. Nông thôn trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố là một màn đêm đen kịt. Cuộc sống của làng quê trong sáng tác Nam Cao chỉ có bi kịch và bế tắc.

 

3. Kết luận:

 

Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX, trong đó có tiểu thuyết miền Bắc và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, được h́nh thành trên cái nền truyền thống của văn học trung đại, có tác động mạnh mẽ của văn học phương Tây và cùng bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử xă hội đương thời nhưng không cùng làm nên đặc điểm chung cho thể loại. Đă có sự “gặp gỡ”, đồng thời cũng có nhiều nét “khác biệt”giữa tiểu thuyết miền Bắc và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Sự “gặp gỡ” là điều tất yếu xảy ra ở các nhà văn đă chọn giải pháp tiếp nhận cái mới từ phương Tây nhưng không chối bỏ những ǵ thuộc về truyền thống văn học đă tồn tại hơn 10 thế kỷ qua. Các tiểu thuyết gia miền Bắc và Hồ Biểu Chánh đều là những người theo tân học nhưng không có chủ trương công kích Nho học quyết liệt. Họ vẫn c̣n vương vấn với đạo đức phong kiến. Họ đều đang có những chuyển biến trong quan niệm sáng tác. Cùng đi t́m cảm hứng ở cuộc sống và con người hiện đại, cả Hồ Biểu Chánh và các nhà văn miền Bắc đều nhạy cảm, dễ rung động trước những biến đổi của thời cuộc. Cho nên thế sự trở thành đề tài được quan tâm chung, hơn nữa c̣n là sự say mê thể hiện trong sáng tác của họ.

Những điểm “khác biệt” như đă tŕnh bày, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có khách quan lẫn chủ quan. Hoàn cảnh lịch sử chính trị, truyền thống văn hóa, điều kiện tự nhiên, địa lí... tất cả đều có sự chi phối nhất định đến sáng tác của các nhà văn. Cũng không thể bỏ qua yếu tố nhận thức và quan niệm của nhà văn về con người, cuộc sống. Cuộc đời đầy suông sẻ, chưa chút lận đận, lại làm quan đến chức Đốc phủ sứ chắc chắn chi phối cách nh́n của nhà văn Hồ Biểu Chánh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc lí giải mọi vấn đề thế sự. Với số lượng 64 tác phẩm, riêng giai đoạn trước 1930 có 17 tác phẩm, Hồ Biểu Chánh có nhiều điều kiện để bao quát chuyện đời, say sưa lí giải và bàn luận giải pháp cho nhân t́nh thế sự. Mặc dù c̣n có hạn chế nhưng vẫn thấy rơ, cảm hứng thế sự ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bộc lộ rơ nét hơn so với tiểu thuyết miền Bắc. Tiểu thuyết ra đời ở miền Bắc, có đề cập đến thế sự, ở giai đoạn này, hăy c̣n thưa thớt về số lượng. V́ thế chưa đủ sức bao quát mọi vấn đề của cuộc sống và con người. Có nhà văn như Nguyễn Tử Siêu vẫn tiếp tục đi t́m cảm hứng từ chuyện xưa, tích cũ. Có thể khẳng định, ở 30 năm đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh là người đi tiên phong trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam, theo con đường của chủ nghĩa hiện thực.

-------------------

Tài liệu tham khảo:

(1) Thanh Lăng: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Tŕnh Bày xuất bản, Sài G̣n, 1967, tr 441.

(2) Dẫn theo Mă Giang Lân: Quá tŕnh hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945 (2000), Văn hóa Thông tin xuất bản, Hà Nội, 2000, tr 303.

(3) Nguyễn Thị Thanh Xuân: Phê b́nh văn học Việt Nam ½ đầu thế kỷ XX, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 2004, tr. 43.

(4) (5) Dẫn theo Vương Trí Nhàn: Khảo về tiểu thuyết,  Hội Nhà văn xuất bản, Hà Nội, 1996, tr. 62; 39.

 

-----------